lấy 1 mẫu vật , quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vì quay lại
lấy 1 mẫu vật , quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vì quay lại
Câu 1:
a) Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của nước ta là gì? Nêu tên một số dụng cụ đo chiều dài.
b) Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì? Em hãy nêu các bước đo chiều dài của một vật.
Câu 2. Có 4 loại thước sau:
(a) | (b) | (c) | (d) |
Lựa chọn loại thước phù hợp trong hình bên để đo các đối tượng sau:
1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6.
2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6.
3. Chiểu rộng phòng học.
4. Chiều cao của tủ sách.
5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ.
6. Vòng eo của cơ thể người.
Câu 3: Đổi:
1,5 km = ? m 300 cm = ? dm 20 mm = ? cm | 10 cm = ? m 5,5 m = ? dm 4,5 cm = ? mm |
Câu 4: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm. B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm. D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 5: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:
A. 6,5 cm. B. 6,3 cm. C. 6,6 cm. D. 6,4 cm.
Câu 6: Thả một hòn đá ngập trong một bình chia độ. Ban đầu thể tích nước trong bình là 100 cm3. Lúc sau, nước dâng lên tới 180 cm3. Thể tích của hòn đá bằng
A. 80 cm3. B. 180 cm3. C. 280 cm3. D. 100 cm3.
Câu 7: Vào đầu mỗi năm học, trường THCS A thường tổ chức thăm khám sức khỏe cho các em học sinh khối 6. Sau khi đo chiều cao, An, Bình, Lan và Hoa được kết quả như bảng. Bạn cao nhất là?
An | Bình | Lan | Hoa |
151 cm | 1,52 m | 1,51 m | 148 cm |
A. An. B. Bình. C. Lan. D. Hoa.
giúp toi
a) Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của nước ta là mét (m).
Một số dụng cụ đo chiều dài: thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước mét, thước cặp.
b)
Giới hạn đo (GHĐ) là độ dài lớn nhất mà thước có thể đo được.
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Các bước đo chiều dài:
Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo.
Bước 2: Lựa chọn thước đo có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.
Bước 3: Khi đo, đặt thước đo dọc theo chiều dài vật, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật cần đo.
Bước 4: Khi đọc kết quả đo, đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật. Kết quả đo được ghi theo vạch ở thước gần nhất với đầu còn lại của vật.
Lựa chọn loại thước phù hợp trong hình bên để đo các đối tượng sau:
Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6: Thước thẳng hoặc thước kẻ (GHĐ khoảng 30cm).
Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6: Thước cặp để đo chính xác những kích thước nhỏ (GHĐ khoảng 15cm, ĐCNN nhỏ).
Chiều rộng phòng học: Thước dây hoặc thước cuộn (GHĐ lớn, khoảng vài mét).
Chiều cao của tủ sách: Thước dây hoặc thước cuộn (GHĐ vài mét).
Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ: Thước cặp (đo chính xác đường kính).
Vòng eo của cơ thể người: Thước dây (dễ dàng quấn quanh cơ thể, GHĐ đủ lớn).
Câu 3: Đổi:
1. 1,5 km = 1.500 m
2. 300 cm = 30 dm
3. 20 mm = 2 cm
4. 10 cm = 0,1 m
5. 5,5 m = 55 dm
6. 4,5 cm = 45 mm
Câu 4: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 5: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:
B. 6,3 cm.
Câu 6: A
Câu 7:B
Chúc bạn học tốt ạ!
#xuanquynh
1. Nêu chế độ dinh dưỡng đối với cơ thể và sự phát triển của thể chất.
2. Nêu chế độ dinh dưỡng trong luyện tập thể dục thể thao
- Chế độ dinh dưỡng cho cơ thể và phát triển thể chất:
+ Cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
+ Uống đủ nước và ăn nhiều rau, trái cây.
+ Đảm bảo bữa ăn cân đối và đa dạng, tránh thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường, chất béo bão hòa.
- Chế độ dinh dưỡng trong luyện tập thể dục thể thao:
+ Tăng cường protein để hỗ trợ xây dựng cơ bắp và phục hồi sau tập.
+ Bổ sung carbohydrate trước khi tập để cung cấp năng lượng.
+ Uống đủ nước và bổ sung điện giải, đặc biệt trong các bài tập kéo dài.
+ Ăn nhẹ sau khi tập với thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục hồi năng lượng.
Đặt lên đĩa cân bên trái của cân Roberval một quả cân 100g, rồi đổ cát khô lên đĩa cân bên phải cho đến khi cân thăng bằng. Bỏ quả cân 100g ra, đặt một cốc rỗng lên đĩa cân bên trái thì muốn 1 cân trở lại thăng bằng cân đặt thêm lên đĩa cân này 1 quả cân 50g, 1 quả cân 20g, 1 quả cân 5g.
a)Xác định khối lượng của cốc.
b)Muốn đở 40g bột ngột từ túi vào cốc thì nên làm thế nào?
Cho 10 gam tác dụng với dung dịch HCl dư. Dẫn khí thu được ở trên vào lọ đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Hãy tính nồng độ phần trăm của dd muối
hãy nói về ý nghia của những bông hoa bỉ ngạn
đại diện cho sự chia ly , tan thương , u buồn . Chỉ thị sự chết chóc , trầm lặng
Ý nghĩa của hoa bỉ ngạn:
- Biểu tượng của sự chia ly: Trong nhiều truyền thuyết, hoa bỉ ngạn gắn liền với sự chia cách giữa người sống và người đã khuất. Do đó, hoa thường xuất hiện ở các nghĩa trang hoặc những nơi liên quan đến sự ra đi, tượng trưng cho sự chia xa, không thể gặp lại.
- Vòng luân hồi, sự sống và cái chết: Hoa bỉ ngạn có một câu chuyện gắn liền với luân hồi, thể hiện sự nối tiếp của cuộc sống và cái chết. Loài hoa này được cho là mọc trên con đường đến thế giới bên kia, nơi linh hồn phải đi qua trước khi bước vào cõi vĩnh hằng. Vì thế, nó mang ý nghĩa về sự luân hồi và sự chuyển giao giữa hai thế giới.
- Nỗi nhớ và tình yêu không trọn vẹn: Theo một số truyền thuyết, hoa bỉ ngạn là biểu tượng của một mối tình đầy bi kịch, không thể đến được với nhau. Cánh hoa và lá của hoa bỉ ngạn không bao giờ xuất hiện cùng lúc, thể hiện sự xa cách mãi mãi.
- Tâm linh và sự tỉnh ngộ: Ở một số nền văn hóa, hoa bỉ ngạn còn mang ý nghĩa về sự tỉnh ngộ và giải thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống, dẫn đến sự thanh thản về tâm hồn. Nó là loài hoa nhắc nhở con người về sự vô thường của cuộc đời.
xây dựng khóa lưỡng phân,phân chia chúng thành nhóm phù hợp:chuồn chuồn,ong,ruồi nhà,nhện,tôm,cua,châu chấu,muỗi,rết,giun đất
- Nhóm 1: Chuồn chuồn, châu chấu, muỗi, rết (các loài côn trùng)
- Nhóm 2: Ong, ruồi nhà, nhện (các loài côn trùng)
- Nhóm 3: Tôm, cua (các loài động vật thuộc lớp giáp xác)
- Nhóm 4: Giun đất (động vật không xương sống)
Câu 9 : Biểu diễn các lực sau với tỉ xích 1 cm ứng với 4 N
a. Lực F, có phương ngang , chiều từ trái sang phải , độ lớn 6N
b. Lực F , có phương thằng đứng , chiều từ trên xuống , độ lớn 4N
c. Lực F , có phương hộp với phương ngang một góc 45 độ , chiều từ trÁI sang phải , hướng lên trên , độ lớn 8 N
Help Điền vào chỗ trống : hoa ngọc ........ Gợi ý : Chữ cái cuối cùng là chữ a
1. Nêu nguyên nhân gây suy giảm độ đa dạng sinh học
2. Nêu các biện pháp bảo tồn sinh học
3. Nêu vai trò của nghành ruột khoan, nghành giun, nghành thân mềm, nghành chân khớp
1. Săn bắt các động, thực vật hoang dã; phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép, du canh; chất thải nông nghiệp, công nghiệp chưa qua xử lí gây ảnh hưởng đến môi trường; các hiện tượng tự nhiên, thiên tai (núi lửa, sóng thần, động đất,...)
2. Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc; giảm săn bắt động,thực vật; cung cấp thêm môi trường sống tự nhiên cho thực, động vật...
3. (TK)
- Trong tư nhiên: + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển: các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển
- Đối với đời sống : + Làm đồ trang trí , trang sức : San hô
+ Làm thưc phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô
+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+ Cung cấp nguyên liệu đá vôi: San hô đá
- Tác hại: + Một số loài gây độc và ngứa cho con người: Sứa
+ San hô tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.
Ngành giun:
- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
Ngành thân mềm:
- Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người: trai, sò, ốc,hến.....
+ Nguyên liệu xuất khẩu: sò huyết, mực nang, mực ống,....
+ Làm thức ăn cho động vật: ốc bươu vàng, ốc vặn, hến...
+ Làm sạch môi trường nước: trai sò, hến....
+ Làm đồ trang trí, trang sức: ngọc trai, vỏ ốc, vỏ sò...
+ Hóa thạch của 1 số loài ốc có giá trị về mặt địa chất
Ngành chân khớp:
- Ích lợi: + Cung cấp thực phẩm cho con người: tôm, cua, châu chấu,
+ Là thức ăn của động vật khác: châu chấu, tép, tôm
+ Làm thuốc chữa bệnh: mật ong, bọ cạp
+ Thụ phấn cho hoa: ong, bướm
+ Làm sạch môi trường: bọ hung
+ Xuất khẩu:tôm hùm, tôm càng xanh, cua nhện…
- Tác hại: + Làm hại cây trồng: sâu đục thân, đục quả, sâu cuốn lá…
+ Làm hại cho nông nghiệp: châu chấu, sâu bọ
+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền: sun, mọt
+ Là vật trung gian truyền bệnh.