Địa lý

Trần Thị Huyền Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lê Uyên
26 tháng 1 2016 lúc 20:12

a. Đặc điểm của ngành bưu chính:

- Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.

- Mạng lưới phân bố chưa đều, ở miền núi, hải đảo còn chưa phát triển.

- Công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ vẫn mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao…

- Phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.

- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh để đưa Bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.

b. Đặc điểm của ngành viễn thông:

- Phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.

-  Luôn đón đầu được các thành tựu kỹ thuật hiện đại.

- Phát triển rộng khắp trên toàn quốc.

- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua vệ tinh và cáp biển.

 

 

Bình luận (0)
Phạm Quang Tiến
Xem chi tiết
Phạm Thị Yến Trang
26 tháng 1 2016 lúc 20:10

            - Giao thông vận tải giúp cho quá trình sản xuất và việc đi lại của nhân dân được diễn ra liên tục, thuận tiện.

            - Các mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ giao thông vận tải, do đó tính thống nhất của nền kinh tế-xã hội được củng cố.

            - Giao thông vận tải làm tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế-xã hội với các nước khác trên thế giới.

            - Thông tin liên lạc phát triển giúp cho việc giao lưu kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.

            - Trong nền kinh tế thị trường, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong quản lý, kinh doanh.

            - Với người quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh, việc nắm thông tin sẽ giúp đưa ra những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả.

            -Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
27 tháng 1 2016 lúc 15:28

a) Vai trò của giao thông vận tải

-  Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

-  Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

-  Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.

-  Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

-  Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đât nước và tạo nên một giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

b) Vai trò của thông tin liên lạc

-  Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.

-  Những tiến bộ của ngành thông tin liên lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-neu-vai-tro-cua-giao-thong-van-tai-c95a9971.html#ixzz3yQpQSlgF

Bình luận (0)
trần myna
29 tháng 12 2016 lúc 9:32

a) Vai trò của giao thông vận tải

- Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.

- Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.

- Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.

- Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.

- Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đât nước và tạo nên một giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.

b) Vai trò của thông tin liên lạc

- Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước.

- Những tiến bộ của ngành thông tin liên lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình.


Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thanh Thư
26 tháng 1 2016 lúc 20:09

            - Hải Phòng Hồng Kông 900 km

            - Hải Phòng Tokyo 4.350 km.

            - Hải Phòng Manila 1.500 km.

            - Hải Phòng Singapore 2.600 km

            - Tp Hồ Chí Minh Hồng Kông 1.732 km.

            - Tp Hồ Chí Minh  Vlađivôxtôc.

            - Tp Hồ Chí Minh Singapore 1.170 km.

            - Tp Hồ Chí Minh Bangkok 1.180 km.

            - Tp Hồ Chí Minh Xihanucvin 870 km.

Bình luận (0)
nguyễn hồng quân
26 tháng 1 2016 lúc 20:09

kể hết à

Bình luận (0)
trần myna
29 tháng 12 2016 lúc 9:33

1. Vị trí địa lí

Nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

Dựa vào bản đồ Các nước Đông Nam Á và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển.

Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ toạ độ địa lí sau: điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24'Đ tại xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.

Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6o50'B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20'Đ tại Biển Đông.

Như vậy Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

2. Phạm vi lãnh thổ

Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của mỗi nước thường bao gồm những bộ phận nào.

Lãnh thổ Việt nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

a) Vùng đất

Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006).

Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài hơn 1100 km.

Phần lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực miền núi. Đường biên giới thường được xác định theo các địa hình đặc trưng: các đỉnh núi, đường sống núi, các đường chia nước, khe, sông suối. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng được tiến hành qua các cửa khẩu.

Hãy kể tên một số của khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông.

Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).

b) Vùng biển

Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan.

Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12 - 11 - 1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thuỷ cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 1 2 hải lí (1 hải lí = 1 852m). Ranh giới của lãnh hải (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…

- Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đạt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Như vậy, theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông.

c) Vùng trời

Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam

a) Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao, chan hoà ánh nắng, lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.

Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ?

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

b) Ý nghĩa kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng

Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và với các nước khác trên thế giới nhờ có vị trí địa lí khá đặc biệt.

- Về kinh tế, Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất… cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường biển, đường hàng không nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn thế nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.

Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

- Về văn hoá - xã hội, vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử văn hoá - xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Theo quan điểm địa lí chính trị và địa lí quân sự, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Bình luận (0)
Phạm Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Thiện
26 tháng 1 2016 lúc 20:08

a. Các trung tâm công nghiệp lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm:

            - Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Hải Phòng: Nhiệt điện, luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, điện tử, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Tp Hồ Chí Minh: Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Biên Hòa: Cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.

            - Bà Rịa – Vũng Tàu: Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.

b. Các vùng công nghiệp nước ta

Theo quy định của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:

-Vùng 1 : Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh

-Vùng 2 : Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng  Bình đến Ninh Thuận

            - Vùng 4 : Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng

            - Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

            - Vùng 6 : Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .

Bình luận (0)
trần myna
29 tháng 12 2016 lúc 9:34

– Các trung tâm công nghiệp, các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy mô và cơ cấu ngành của từng trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm công nghiệp được tính theo giá trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9-40 nghìn tỉ đồng; 40-120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng. Trong các vòng tròn còn có kí hiệu các ngành công nghiệp được biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan. Thông qua các bậc và kí hiệu này, người đọc có thể tìm hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:

21

+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than), Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất – giấy), Hòa Bình – Sơn La (thủy điện), Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).

+ Ở Nam Bộ hình thành dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hòa, Vũng Tàu (hai trung tâm lớn) và Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí.

+ Dọc theo duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có một vài trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nhà Trang…).

– Ngoài ra, ở trong trang 21 còn có biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2000 – 2007 và hai biểu đồ tròn phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp (năm 2000, 2007). Các biểu đồ làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh của nền công nghiệp Việt Nam.

Bình luận (0)
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Trung Thuận
26 tháng 1 2016 lúc 20:12

\(\approx\) 3,62o

Bình luận (0)
Mai Nhật Lệ
17 tháng 2 2016 lúc 21:19

Khoảng 3,62o

Bình luận (0)
nguyen tung lam
6 tháng 4 2017 lúc 19:49

nhiệt độ TB năm của Mát-xcơ-va là: (-10,3+-9,7+-5,0+4,0+12,0+15,0+18,0+16,0+10,0+4,0+-2,3+-8,0):12=3,641666667.

Vậy nhiệt độ TB năm của Mát-xcơ-va là 3,641666667.

Bình luận (0)
Vũ Hồng Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Tân
26 tháng 1 2016 lúc 20:07

a. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp:  là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẳn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội nước ta. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là vì:

- Có vị trí địa lí thuận lợi:

+ Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc, nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, lại nằm gần những vùng giàu tài nguyên về khoáng sản, lâm sản, thủy điện.

+ Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của của vùng Đông Nam Bộ, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế Tp. HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu. Tiếp giáp với những vùng tài nguyên, nằm gần tuyến giao thông quốc tế.

- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

            - Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước, đặc biệt là TPHCM.

            - Là hai vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

            - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Hà Nội và TP HCM là hai thành phố đông dân nhất cả nước. Năm 2006, dân số Hà Nội là 3,2 triệu người, dân số Tp. HCM là 6,1 triệu người.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế.  

Bình luận (0)
trần myna
29 tháng 12 2016 lúc 9:35

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:

- Vị trí địa lí thuận lợi.

+ Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ha đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc.

+ TP. Hồ Chí Minh nằm ỏ trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước.

- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam.

- Tài nguyên:

+ Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía bắc, nguồn thủy năng trong hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông -lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nên có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyện thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp; liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước.

- Là hai thành phố có số dân đông nhất (năm 2008, số dân của Hà Nội là 6116,2 nghìn người, TP. Hồ Chí Minh là 6611,6 nghìn người), có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước.

- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài.

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.


Bình luận (0)
Hồ Thị Bảo Ngân
Xem chi tiết
Trần Văn Ninh
26 tháng 1 2016 lúc 20:05

a. Cơ sở nguyên liệu:

- Nguyên liệu cho chế biến sản phẩm trồng trọt là từ ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp và cả nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

- Nguyên liệu cho chế biến sản phẩm chăn nuôi là từ ngành chăn nuôi: thịt, sữa, da, lông, trứng,…

- Nguyên liệu cho chế biến thủy, hải sản với nguồn liệu liệu từ đánh băt2 và nuôi trồng thủy thủy sản: cá, tôm mực,….

b. Tình hình sản xuất:

- Chế biến sản phẩm trồng trọt đứng đầu về sản lượng và giá trị, tiếp đến đó là chế biến thủy, hải sản.

- Công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi còn chưa phát triển mạnh.

c. Phân bố

- Chế biến sản phẩm trồng trọt phân bố rộng khắp cả nước, gắn liền với nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, ngoài ra còn phân bố ở các đô thị và thành phố lớn.

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi phân bố ở các vùng chăn nuôi quy mô lớn như Ba Vì, Mộc Châu, Đức Trọng,…

- Chế biến thủy, hải sản phân bố dọc ven biển, tập trung nhiều nah6t1 là vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

Bình luận (0)
Trương Hoàng Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Mỹ
26 tháng 1 2016 lúc 20:00

a. Ngành công nghiệp trọng điểm: đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

b. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm  là ngành công nghiệp trọng điểm là vì:

            * Có thế mạnh lâu dài:

- Có nguồn nhiên liệu tại chổ phong phú

            + Từ ngành trồng trọt:

Lương thực: diện tích cây lương thực 8,4 triệu ha, trong đó 7,3 triệu ha trồng lúa. Sản lượng lương thực 39,5 triệu tấn, trong đó lúa chiếm 35,8 triệu tấn. Sản lượng ngô 3,8 triệu tấn. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xây xát.

Cây công nghiệp hàng năm: diện tích mía 266 nghìn ha và trên 14,7 triệu tấn, lạc 270 nghìn ha và 485 nghìn tấn, đậu tương 203 nghìn ha và 292 vạn tấn.

Cây công nghiệp lâu năm: chè búp 118 nghìn ha và 534 nghìn tấn, cà phê 491 nghìn ha và 768 nghìn tấn cà phê nhân, điều 328 nghìn ha và 332 nghìn tấn, dừa 132 nghìn ha và 972 nghìn tấn. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm (chè, đường, cà phê, dầu thực vật,…)

Rau và cây ăn quả: nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp rau quả,….

            + Từ ngành chăn nuôi:

Đàn gia súc và gia cầm khó đông: đàn lợn 27,4 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con, đàn bò 5,5 triệu con, gia cầm 220 triệu con (2005).

Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thịt, sữa, pho mát, bơ,….

            + Từ ngành đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản:

Nước ta có tiềm năng lớn: vùng biển rộng trên 1 triệu km2, đường bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, phong phú về số loài cá tôm.

Là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho CNCB thủy hải sản.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

+ Trong nước: đông dân, mức sống ngày càng tăng, là thị trường rộng lớn, tạo động lực cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh.

+ Xuất khẩu: nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, cà phê, điều, chè, cá ba sa, tôm đông lạnh,….Xuất khẩu sang thị trương khó tính như Hoa Kì, EU, Nhật Bản,…  

- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển:

+ Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản đã xuất hiện với công nghệ hiện đại.

+ Phân bố tập trung tại các thành phố lớn, đông dân hoặc các vùng nguyên liệu.

            * Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Kinh tế:

+ Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của cả nước, góp phần tích lũy cho xã hội.

+ Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng.

* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

- Chủ trương của Nhà nước: phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.

- Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: quy mô, kĩ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm.

 

Bình luận (0)
Nguyễn An Khang
Xem chi tiết
Đinh Văn Kiên
26 tháng 1 2016 lúc 19:58

a.  Tên các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện) có công suất trên 1000 MW

- Thủy điện: Hòa Bình

- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau

b. Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng

- Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có công nghiệp năng lượng phát triển mạnh như Trung du và miền Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó, công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

- Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.

- Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên được phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng (dựa vào than ở Quảng Ninh), Đông Nam Bộ và đang phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào dầu khí).

Bình luận (0)
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Trung Thuận
26 tháng 1 2016 lúc 20:00

S

 

Bình luận (0)
Tôi yêu ...
27 tháng 1 2016 lúc 16:14

S

Bình luận (0)
Lài Trần
1 tháng 2 2016 lúc 19:25

S

 

Bình luận (0)