Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến giếng nước ngọt ,thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con ,thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho con lành .
Câu 1:
Đoạn văn sử dụng phép tu từ gì ?Nêu tác dụng của phép tu từ đó .
CÂU 2:
Từ hình ảnh trong đoạn văn trên em cảm nhận và và rút ra bài học gì?
tìm 2 từ đồng âm biết nghĩa của chúng như sau:
a) Chất rắn có sẵn trong tự nhiên, thường thành tảng, hòn,rất rắn:...................................................................
b) dùng chân hất mạnh vào vật làm cho tổn thương hoạc văng ra xa:..............................................................
Từ đồng âm:.......................................................................................................................................................
Chỉ ra nghĩa của từ chạy trong các câu sau .
A ngựa chạy đường dài
B đồng hồ chạy nhanh 10p
C chạy ăn từng bữa
D Chạy thủ tục
E con đường chạy qua núi
G chạy làng
1.Đoạn văn từ "Nhà vua gả công chúa...kéo nhau về nước ".Trong văn bản Thạch Sanh
a)Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn
b)Xác định nghĩa của từ "tay" trong "tay chân bủn rủn "
c)Xác định danh từ trong đoạn văn
d)Xác định từ mượn trong đoạn văn.
2.Viết đoạn văn từ 8 - 10 câu trình bày suy nghĩ của em về tình anh em.
1.Đọc hiểu
Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người chàng kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị LT lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai giam hai mẹ con LT,lại giao cho TS xét xử Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
a)Xác định ngôi kể của đoạn văn trên
b)Từ xét xử là từ láy hay từ ghép?
c)Từ hóa kiếp và từ xét xử là từ loại gì?
d)Từ mọi là từ loại gì?
e)Vì sao TS tha chết cho mẹ con LT nhưng vẫn bị sét đánh chết
2.Làm văn
Đóng vai Lt viết đoạn văn 5-7 câu kể lại sự việc trong đoạn văn trên bằng lời văn của em
Xác định từ trong Câu cho sẵn
- thần dạy dân cách trồng trọt , chăn nuôi và cách ăn ở.
- từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt , chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
.. .Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trủi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, …lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai...
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Đoạn văn miêu tả cảnh gì? Qua đó, em có nhận xét gì về cảnh vật ở đây?
c. Tìm các phó từ có trong đoạn văn? Nêu ý nghĩa của phó từ đó?
d. Xác định phép tu từ so sánh được dùng trong đoạn văn?
Câu 2. Viết 1 đoạn văn (6->8 câu) nêu cảm nghĩ về cảnh sông nước Cà Mau trong đó có sử dụng phó từ. Xác định phó từ và nêu ý nghĩa của phó từ ấy.
Ai làm được hết tặng 30SP.Help
Xác định và giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ "xuân" trong các ví dụ sau :
a.) Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngay càng xuân.
b.) Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non
ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.
1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏe
B. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ
C. Nhân vật người mang lốt vật
D. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ
2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong trường hợp nào?
A. Người mẹ mơ thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai
B.Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử rồi về nhà mang thai
C.Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai
D.Người mẹ hái củi trong rừng, uống nước từ một cái sọ dừa và từ đó mang thai
3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?
A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí
B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng
C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán
4. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?
A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc
B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân
C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó
D. Quan niệm về ngồn gốc sức mạnh của dân tộc
5. Tác giả dân gian đã thể hiện trí thông minhcuar em bé bàng hình thức nào?
A. Kể chuyện về cuộc đời phiêu bạt của em bé
B. Kể chuyện em bé vào cung vua
C. Kể chuyện em bé giải những câu đố trong lớp học
D. Kể lại bốn lần em bé giải những câu đố ngày càng khó hơn, phức tạp hơn của quan, vua, sú thần nước ngoài.
6. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện em bé thông minh?
A. Mua vui, gây cười để giải trí
B. Phê phán những kẻ ngu dốt
C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người
D. Khẳng định sức mạnh của con người
7. Dòng nào dưới đây nêu hệ quả của việc vay mượn từ ở những ngôn ngữ khác?
A. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của Tiếng Việt
B.Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt
C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt
D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
8. Nghĩa của từ là gì?
A. Nội dung mà từ biểu thị
B. Nghĩa đen của sự vật
C. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng
D. Nghĩa bóng của từ
9. Dòng nào dưới đây là danh từ?
A. Khỏe mạnh
B. Bú mớm
C. Bóng tối
D. Khôi ngô
10. Nghĩa gốc của từ ngọt là gì?
A. Vị ngọt của thực phẩm( ngọt)
B. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao( lưỡi dao ngọt)
C. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm siêu lòng của lời nói ( nói ngọt)
D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh( đàn ngọt)
11. Cụm tính từ nào dưới đây có đầy đủ cấu trúc ba phần
A. Rất chăm chỉ
B. Vẫn duyên dáng
C. Còn đẹp lắm
D. Xinh đẹp bội phần
12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?
A. Uyên thâm
B. Vẫn Duyên dáng
C. Còn đẹp lắm
D. Xinh đẹp bội phần