Nguyễn Thị Hà Vi

 viết một đoạn văn (diễn dịch) về nghyên nhân  sống ảo của giới trẻ hiên nay

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
4 tháng 9 2021 lúc 13:38

tham khảo:

Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay. hiện tượng sống ảo đang càng có xu hướng phát triển vượt tầm kiểm soát và gây ra những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

“Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại.

 

“Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức.

Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng,…

Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái,…

 

Lối sống ảo tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng di của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực.

Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ. Và ngược lại, các bạn trẻ thích ca tụng người khác bằng những ngôn từ sáo rỗng, giả tạo. Hành động ấy chẳng để làm gì cả, đơn giản là chỉ để diễn cho xong một đoạn phim nhằm làm nổi bật hình ảnh một cách vô giá trị.

Tự lừa gạt bản thân sẽ dẫn tới tự hủy diệt bản thân. Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay công nghệ một cách phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.

 

Ảo mộng với tâm hồn giống như khí quyển với trái đất. Nhưng ảo tưởng lại lạ là thuốc độc giết chết những giá trị thực hiện có xung quanh bạn. Tất cả những gì là hiện thực sẽ trở nên mờ nhạt trong mắt bạn. Và hiển nhiên, sự tồn tại của chính bạn cũng bỗng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Bình luận (1)
Kim Jeese
4 tháng 9 2021 lúc 13:40

Đây chỉ là 1 đoạn ngắn về nguyên nhân thôi ạ!

Giới trẻ tìm đến với thế giới ảo với mong muốn được giao lưu, tìm tòi, thể hiện bản thân. Đó là nhận định dựa trên lý lẽ thông thường mà đằng sau nó là không ít những hạn chế, tiêu cực mà thế hệ non trẻ có thể sa ngã bất cứ lúc nào. Các bạn trẻ sau sự trải nghiệm, kiếm tìm những quan tâm, sự tương tác từ người khác, họ có thể nảy sinh những ham muốn mãnh liệt hơn, mất thời gian, mất tập trung để suy nghĩ và dày công tạo nên một trang cá nhân tuyệt đẹp, nghĩ xem làm sao để thu hút thật nhiều lời khen ngợi, tâng bốc. Tất cả sự thật và ảo tưởng chỉ cách nhau qua một tấm màn hình. Có những đứa trẻ trầm lặng, im ắng, ít giao tiếp trong cuộc sống thực, nhưng ta không hề hay biết ở một thế giới khác, đứa trẻ ấy là một “anh hùng bàn phím”, đứa trẻ ấy sôi nổi, nhiệt tình như một con người hoàn toàn khác. Có những đứa trẻ vì muốn thể hiện hơn người mà khoe khoang, lừa dối chỉ vì muốn nhận được sự ngưỡng mộ, trầm trồ. Những đứa trẻ đang quên mất chúng sống ở đâu và chúng là ai!

Bình luận (1)
Lưu Võ Tâm Như
4 tháng 9 2021 lúc 13:39

có lẽ là do quá đam mê vào điều j đấy làm con ngta thích thú hoặc do ảnh hưởng của xã hội bên ngoài 

Bình luận (3)
minh nguyet
4 tháng 9 2021 lúc 13:55

Em tham khảo:

Xã hội phát triển, công nghệ 4.0 ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều mạng xã hội ra đời. Nơi đây là nơi tha hồ cho các bạn trẻ được " sống ảo". Mọi người ử dụng từ ày rất nhiều nhứng chắc không phải ai cũng hiểu rõ về lối " sống ảo" này. Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội. Lối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái quá, lố bịch. Cụ thể hơn sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại. Hiện nay, sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay. Các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều, ở tất cả mọi nơi. Chúng ta ít nhất một lần trong ngày bắt gặp các bạn trẻ đang sống ảo. Hiện trạng sống ảo này nguyên nhân là do giới trẻ dành phần lớn quỹ thời gian cho facebook, muốn thể hiện, khoe khoang bản thân. Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Và đặc biệt do sự thiếu quan tâm của gia đình, người thân. Mọi người nghĩ sống ảo không gầy tác hại gì thì đó là một sự lầm tưởng quá lớn. Sống ảo làm bạn tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa, không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại. Vậy nên chúng ta cần phải biết cân bằng cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động ben ngoài để giảm thiếu việc sống ảo hàng ngày.

Bình luận (0)
phuong nguyen
4 tháng 9 2021 lúc 17:55

tham khảo:

Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay. hiện tượng sống ảo đang càng có xu hướng phát triển vượt tầm kiểm soát và gây ra những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

“Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại.

 

“Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện tượng sống ảo xuất hiện tràn lan dưới nhiều hình thức.

Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng,…

Sống ảo còn là gây sự chú ý, khiến mình nổi tiếng bằng những nội dung không lành mạnh hay bịa đặt hay thường xuyên trở thành “anh hùng bàn phím”, dùng lời nói hoa mĩ, tỏ ra mình văn minh, nhân ái,…

 

Lối sống ảo tạo ra một thế hệ chìm đắm trong ảo vọng, thích khoe khoang, dối trá, chỉ cố tô vẽ cho hình ảnh bản thân bằng những thứ không tồn tại, phớt lờ cuộc sống thực tế. Và khi trút bỏ vẻ ngoài hào nhoáng trở về cuộc đời thực, họ lạ lẫm, không xác định được hướng di của chính mình, làm phân tán, ảnh hưởng đến học tập và lao động cũng như các mối quan hệ thực.

Sự tăng chóng mặt của các trang mạng xã hội, sức hút của những nút “like”, những lời ca tụng ảo khiến “sống ảo” trở thành căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng đến nhân cách, tinh thần của giới trẻ. Và ngược lại, các bạn trẻ thích ca tụng người khác bằng những ngôn từ sáo rỗng, giả tạo. Hành động ấy chẳng để làm gì cả, đơn giản là chỉ để diễn cho xong một đoạn phim nhằm làm nổi bật hình ảnh một cách vô giá trị.

Tự lừa gạt bản thân sẽ dẫn tới tự hủy diệt bản thân. Mỗi chúng ta cần tự ý thức sao cho việc sử dụng mạng xã hội hay công nghệ một cách phù hợp. Phải nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân và hiện thực cuộc sống, không chạy theo xu hướng. Những mối quan hệ trên mạng có thể đúng đắn nếu ta biết cân bằng, hài hòa với cuộc sống thực tại. Hãy chủ động thay đổi, điều chỉnh lại cách sống. Công nghệ là con dao hay lưỡi. Nếu biết cách sử dụng đó sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nhưng chỉ cần nhìn nhận sai nó sẽ là con dao giết chết tâm hồn bạn.

 

Ảo mộng với tâm hồn giống như khí quyển với trái đất. Nhưng ảo tưởng lại lạ là thuốc độc giết chết những giá trị thực hiện có xung quanh bạn. Tất cả những gì là hiện thực sẽ trở nên mờ nhạt trong mắt bạn. Và hiển nhiên, sự tồn tại của chính bạn cũng bỗng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
tam congduc
Xem chi tiết
đờ rim xd
Xem chi tiết
hoàng thiệp
Xem chi tiết
Trần Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Thảo Vy
Xem chi tiết
Phùng Đức Trung Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Hoàng
Xem chi tiết
Dư Đình Phúc
Xem chi tiết
Huyền_
Xem chi tiết