Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Huy Toàn

Viết mở bài và kết bài của bài văn nghị luận " học đi đôi với hành" qua bài tấu của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

Lê Phương Mai
17 tháng 5 2022 lúc 21:15

:vv sao không viết cả bài lun;-;;

ERROR?
17 tháng 5 2022 lúc 21:15

c tham khảo ạ

mở bài:

Từ xưa, mối quan hệ giữa “học” và “hành” vẫn được các học giả đề cập đến. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng có viết “học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể thấy dù ở thời nào thì việc học cũng cần phải có sự đi đôi với việc hành thì mới mang đến ý nghĩa trọn vẹn cho con đường học vấn.

kết bài:

Sự học là vô bờ, xét cho đến cùng học là để có hiểu biết và phải biết vận dụng kiến thức của mình vào những việc có ích. Việc học chỉ đem đến giá trị khi chúng ta biết thực hành, việc thực hành cũng chỉ có giá trị khi chúng ta có kiến thức để thực hành một cách đúng đắn nhất. Mỗi chúng ta hãy ghi nhớ bài học này để tự răn mình phải phấn đấu nhiều hơn trên con đường học vấn.

Bảo Trâm
17 tháng 5 2022 lúc 21:16

Refer:

MB:Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu và đích đến của riêng mình. Trên con đường đi tới thành công đó, không một ai có thể bỏ qua quá trình “học” và “hành”. “Học” và “hành” giữ vai trò hết sức quan trọng đối với thành công mỗi cá nhân. Đặc biệt, từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chúng ta càng hiểu hơn mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

KB:Hơn hai trăm năm đã qua đi nhưng lời dạy thuở nào của Nguyễn Thiếp vẫn còn nguyên giá trị. Đó không chỉ là bài tấu trình vua của một bậc phu tử đời đời kính trọng mà còn là lời khuyên đúng đắn của thế hệ đi trước cho những thế hệ nối bước theo sau. “Học” và “hành” đi đôi với nhau chính là một phương pháp học tập thành công cho mỗi con người.

Lê Phương Mai
17 tháng 5 2022 lúc 21:25

Mở bài :

   Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, ở phần "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: "Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm". Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai từ "học" và "hành" có mối quan hệ với nhau không thể tách rời.

Kết bài : 

Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học và hành là để hoàn thiện nhân cách mỗi con người thực sự. Vậy theo bản thân em bây giờ chăm chỉ cố gắng học tốt thì sau này lớn lên đi làm mới áp dụng những kiến thức đã họcvào trong công việc thực hành của mình mới tốt. Đây là nền móng vững chắc để đóng góp phần thúc đầy sự thịnh vượng của đất nước phồn vinh sau này .

(Bài đầy đủ tặng kèm)

undefined

undefined

undefined

undefined

Lê Bảo Chi
17 tháng 5 2022 lúc 21:29

 á á á anya kìa 

 

Lê Phương Mai
20 tháng 5 2022 lúc 20:20

Của em nè !

Đề bài : Từ bài bàn luận về phép học hãy nêu quan hệ giữa "học " và "hành” 

                                             Bài làm

   Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, ở phần "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: "Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm". Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai từ "học" và "hành" có mối quan hệ với nhau không thể tách rời.

  Vậy học là gì? Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân dân tích lũy từ ngàn đời nay. Có thể học qua trường lớp, thầy cô hoặc tự học qua sách vở, các thông tin đại chúng… Trong “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, khái niệm “học” được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Khái niệm “đạo” vốn trừu tượng, phức tạp được giải thích ngắn gọn, rõ ràng: “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy”. Như vậy, mục đích chân chính của việc học là học để làm người. 

   Còn Hành là gì ? Hành là vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống.Không một môn học nào lại không có phần thực hành. Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết, qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn được học ở trường.Ví dụ như đến với môn thế dục em được học nhảy cao bật xa, những buổi học đó làm cho em cải thiện được về mặt thể lực lẫn tinh thần

   Trong “Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp soi sáng vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây nhiều tác hại lớn: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”. Những lối học lệch lạc , sai trái là lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất; lối học cầu danh lợi; học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc…Và những việc học sai trái này sẽ dẫn đến cho chúng ta nhiều hậu quả như học ngày càng kém, học không hiểu,…Vì vậy, việc học cần được phổ biến rộng rãi, phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. Phương pháp học phải theo như Nguyễn Thiếp đề ra : học tuần tự từ thấp lên cao; học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học phải kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm. 

   Học và hành phải song song, không chỉ học hoặc hành riêng lẻ. Nếu không thực hiện học đi đôi với hành thì sẽ gặp nhiều hạn chế. Hành là sự kiểm chứng kiến thức. Học để có cơ sở lí thuyết, tránh mò mẫm tốn thời gian công sức.Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ giữa hai từ "học" và "hành" trong cuộc sống hàng ngày.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã được học nhớ lâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì..Vì vậy học mà không hành thì việc học trở thành vô ích, vì mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích, cụ thể nào.

Trong thời đại ngày nay, nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lý thuyết  soi sáng thì công việc sẽ chậm chạp, hiệu quả thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có những có những hiểu biết về khoa học kĩ thuật mới thực hiện được thì nhất thiết phải học và học không ngừng nghỉ nhất là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

“Học đi đôi với hành”, là phương pháp giúp em và các bạn đồng trang lứa phát huy đều về mọi mặt.Có thể kể đến là các hoạt động ngoại khóa ở trường cũng có thể giúp chúng em không chỉ cải thiện về kiến thức mà còn đây là cơ hội để chúng em được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn và giải tỏa căng thẳng sau những buổi học tập vất vả.Vì vậy mối quan hệ của “Học” và “Hành” là không thể tách rời.

  Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học và hành là để hoàn thiện nhân cách mỗi con người thực sự. Vậy theo bản thân em bây giờ chăm chỉ cố gắng học tốt thì sau này lớn lên đi làm mới áp dụng những kiến thức đã họcvào trong công việc thực hành của mình mới tốt. Đây là nền móng vững chắc để đóng góp phần thúc đầy sự thịnh vượng của đất nước phồn vinh sau này .


Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Tấn Phát
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Phan Thị Thúy Nam
Xem chi tiết
Vương Thiên Hàn
Xem chi tiết
phúc lê
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Vũ Thị Kiều
Xem chi tiết
Ma Thị Lan Hương
Xem chi tiết