Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn An Khang

Viết bài văn từ 22 đến 27 dòng phát biểu cảm nghĩ của con về hai câu thơ cuối bài “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.

minh nguyet
9 tháng 12 2021 lúc 7:59

Em tham khảo:

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được. Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh. Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.Ôi! Chủ tịch nước – vị cha già của toàn dân tộc, người đã bao đêm thức trắng vì đám con dân này rồi. Qua hai câu thơ này, em càng hiểu và yêu quy thêm Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.

Bảo Chu Văn An
9 tháng 12 2021 lúc 8:01

Tham khảo:
 

Khi nhắc đến các sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ “Cảnh khuya”. Đó là một trong những bài thơ mà em cảm thấy yêu thích nhất.

Hai câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya đã được chủ tịch Hồ Chí Minh vẽ lên với khung cảnh thơ mộng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya ở nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo giống như tiếng hát vang vọng lại giữa nơi núi rừng vắng vẻ. Tiếp đến đó là khung cảnh núi rừng dưới ánh trăng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ đã gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù có hiểu theo cách nào thì thiên nhiên lúc này cũng thật đẹp. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.

Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm vào đó tâm trạng của mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác cũng nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nỗi lo âu được bộc lộ rất tự nhiên, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đã gợi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước của Bác. Đối với Người, non sông đất nước tươi đẹp này không thể rơi vào tay giặc. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

“Cảnh khuya” có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ đã thể hiện được không chỉ là tình yêu thiên của Hồ Chủ tịch. Mà còn bộc lộ được tâm trạng của Bác thật tự nhiên, chân thực.

 
CHÚC BẠN HỌC TỐT! 

 

Đỗ Đức Hà
9 tháng 12 2021 lúc 8:04

tham khảo: 

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được. Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh. Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.Ôi! Chủ tịch nước – vị cha già của toàn dân tộc, người đã bao đêm thức trắng vì đám con dân này rồi. Qua hai câu thơ này, em càng hiểu và yêu quy thêm Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn An Khang
Xem chi tiết
KHÔNG CÓ TÊNN
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Mai Chí Thành
Xem chi tiết
An Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bảo Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Trung
Xem chi tiết