Nguyễn Trung Hiếu
Tượng đài ''Khát vọng thống nhất" được xây dựng bên bờ Nam sông Bến Hải.Tượng đài nhắc nhở chúng ta điều gì?
Mai Hoàng Thông
8 tháng 4 2016 lúc 19:07
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 20-7-1954, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền nam - bắc, để hai năm sau tiến hành Tổng tuyển cử, thống nhất Việt Nam. Nhưng Mỹ - Diệm đã đơn phương xé bỏ Hiệp định với dã tâm xâm lược nước ta. Từ đây, vĩ tuyến 17, với con sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị đã trở thành ranh giới phân chia bắc - nam, gây nên nỗi đau chia cắt, nhức nhối cho dân tộc ta.

Với vị trí chiến lược ở đầu cầu giới tuyến, mảnh đất Quảng Trị trở thành nơi đụng đầu lịch sử giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa tình thương với bạo tàn, giữa khát vọng thống nhất non sông của một dân tộc với dã tâm chia cắt lâu dài của bè lũ cướp nước và tay sai. Vì vậy, trong suốt chặng đường dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian lao và anh dũng, Quảng Trị là chiến trường nóng bỏng, gồng mình gánh chịu sự ác liệt của chiến tranh với bao đau thương, tàn khốc. Song, "Gươm nào chém được dòng Bến Hải/Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn...", thực hiện đường lối, nhiệm vụ chiến lược của Đảng, đứng ở tuyến đầu của miền bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của cách mạng miền nam, đặc khu Vĩnh Linh vẫn vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió. Mặc cho bom, đạn của kẻ thù dội suốt ngày đêm, quân và dân Vĩnh Linh vẫn kiên cường bám trụ, mưu trí, dũng cảm, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đóng góp sức người, sức của, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền nam. Bám đất, bám làng, dồn sức góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền bắc, làm thất bại âm mưu lấp sông Bến Hải, kêu gào "Bắc tiến" của Mỹ-ngụy; Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh đoàn kết chặt chẽ, thực hiện đào địa đạo, lập "làng hầm" chiến đấu, phối hợp các lực lượng bắn rơi, bắn chìm hàng trăm máy bay, tàu chiến giặc Mỹ, góp phần làm thất bại chiến tranh phá hoại miền bắc, ngăn chặn sự chi viện cho chiến trường miền nam của đế quốc Mỹ và tay sai. Đặc khu Vĩnh Linh xứng đáng là "lũy thép" kiên cường, Cồn Cỏ Anh hùng "nở đầy hoa thắng trận", giữ vững ngọn cờ Tổ quốc kiêu hãnh tung bay nơi đầu cầu giới tuyến, được Bác Hồ nhiều lần gửi thư khen ngợi, làm rạng rỡ truyền thống quật cường của quê hương "Đánh cho giặc Mỹ tan tành/Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh Anh hùng". Phía nam sông Bến Hải, chế độ Mỹ - Diệm tập trung một lực lượng quân sự khổng lồ, một mạng lưới an ninh, điệp báo, tâm lý chiến dày đặc, cùng với những phương tiện kỹ thuật hiện đại, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chốt chặn vành đai giới tuyến. Song, Bến Hải - Hiền Lương chỉ là ranh giới tạm thời chia cắt trên thực tế địa lý đất nước, không thể chia cắt được lòng người dân hai miền nam - bắc luôn hướng về nhau, luôn một lòng sắt son với Đảng, với Bác Hồ. Sông Bến Hải bên bồi, bên lở. Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương, dù phải trải qua những năm tháng đen tối, khó khăn và ác liệt nhất của phong trào cách mạng, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị bền bỉ đấu tranh chống chính sách "tố cộng", "diệt cộng", kiên quyết "Một tấc không đi, một ly không rời", bám cơ sở xây dựng thực lực cách mạng, chuyển phong trào từ thế phòng thủ sang thế tiến công, phối hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Tất cả vì tiền tuyến miền nam, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Quảng Trị trở thành mảnh đất tụ nghĩa của cả nước. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ trên mọi miền Tổ quốc đã đến với Quảng Trị trong những năm tháng cam go, ác liệt nhất, cùng chiến đấu hy sinh để bảo vệ lá cờ Tổ quốc, giải phóng quê hương, cho bắc - nam sum họp một nhà. Kiên cường vượt qua những khó khăn, tổn thất hy sinh to lớn, quân và dân Quảng Trị đã đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí quật cường, lập nên những chiến công vang dội, làm nức lòng đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế như: Chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh, Cồn Tiên - Dốc Miếu, Đông Hà, Cửa Việt, Mỹ Thủy, La Vang... Đặc biệt, cuộc chiến đấu giữ vững Thành cổ Quảng Trị, với 81 ngày đêm rực lửa chiến công, là biểu tượng chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo thế và lực trên bàn đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định Pa-ri, mở ra thời cơ để quân và dân ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Cùng với chiến dịch giải phóng huyện Hải Lăng (ngày 19-3-1975), Quảng Trị tự hào góp phần xứng đáng cùng với cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước toàn thắng đã ghi những dấu ấn lịch sử vẻ vang, khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng kiên cường, ý chí chiến đấu anh dũng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị minh chứng khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Để xóa đi nỗi đau chia cắt, nhân dân Quảng Trị đã không nề hy sinh, gian khổ, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào. Trong hòa bình xây dựng, trước yêu cầu mới của phát triển đất nước, Quảng Trị đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua khó khăn thử thách, không chịu tụt hậu, từng bước đưa nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển toàn diện và bền vững. Sau ngày giải phóng, hậu quả chiến tranh đã để lại cho Quảng Trị hết sức nặng nề. Kết cấu hạ tầng nghèo nàn lạc hậu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Thêm vào đó, Quảng Trị phải thường xuyên đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, đói nghèo, lạc hậu, cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch... Những khó khăn, thách thức buổi đầu đó tưởng chừng khó vượt qua nổi. Lửa thử vàng, gian nan thử sức! Với tinh thần tiến công cách mạng, phát huy mạnh mẽ truyền thống kiên cường bất khuất, biết khơi dậy sức mạnh của cốt cách con người Quảng Trị chịu thương, chịu khó; cần cù, giản dị, dũng cảm, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã bền bỉ, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm đã khẳng định bằng những thành quả quan trọng, nhất là sau hơn 20 năm đổi mới, xây dựng quê hương (kể từ ngày tỉnh nhà được lập lại ngày 1-7-1989). Nền kinh tế liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao, tương đối toàn diện, có mặt đi vào chiều sâu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ dần chiếm ưu thế; nội lực kinh tế ngày càng được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2009 đạt gần 10,6%. Bình quân GDP đầu người năm 2009 đạt 13,7 triệu đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt 810,4 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm đạt 22 vạn tấn. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh được tập trung đầu tư, xây dựng. Nhiều tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây bước đầu được quan tâm khai thác, phát huy hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Bộ mặt đô thị, nông thôn, miền núi, miền biển từng ngày khởi sắc; hộ nghèo giảm dần, đa số đã có nhà ở khang trang, thay dần cho những mái nhà tranh vách đất, tạm bợ. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật xứng tầm với mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Đặc biệt, các hoạt động lễ hội cách mạng tiêu biểu mang ý nghĩa nhân văn cao cả được tổ chức thành công, để lại những ấn tượng sâu sắc, những tình cảm thiêng liêng, trân trọng trong lòng đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế như: "Lễ thả hoa trên sông Thạch Hãn", Lễ hội "Huyền thoại Trường Sơn", "Lễ hội Thống nhất non sông", "Lễ hội tri ân tháng 7". Công tác đền ơn, đáp nghĩa được chăm lo thực hiện. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị vinh dự được thay mặt đồng bào cả nước chăm sóc phần mộ những liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang quốc gia Đường 9 và 72 nghĩa trang trong toàn tỉnh. An ninh - quốc phòng được tăng cường, củng cố, tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội luôn được bảo đảm. Từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, Quảng Trị đã vượt qua bao khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu quan trọng, vượt bậc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mỗi chiến công, mỗi đổi thay trên quê hương Quảng Trị, ngoài công sức của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Quảng Trị còn có sự giúp đỡ to lớn của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp và bạn bè gần xa. Để Quảng Trị tiếp tục vững bước đi lên, trong những năm tới, chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong cả nước cho Quảng Trị, tạo bước đột phá mới để Quảng Trị vươn lên xứng đáng với vị trí, tầm vóc của mảnh đất Anh hùng, với sự hy sinh xương máu của anh em, đồng bào, đồng chí trong cả nước. Đặc biệt là sự hỗ trợ trong công tác đầu tư, tôn tạo, bảo tồn hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh, trong đó có di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tương xứng với mảnh đất Anh hùng mà sự hy sinh cao cả của đồng bào, đồng chí trong cả nước đã chiến đấu anh dũng để giành lại hôm nay; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống cách mạng của cha ông và để địa danh này mãi mãi là điểm đến, là niềm tự hào trong sâu thẳm trái tim mỗi một con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Huyền My
29 tháng 1 2018 lúc 18:45

Mình nghĩ là: nhắc nhở chúng ta biết đoàn kết

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Huyền My
29 tháng 1 2018 lúc 18:49

Mình nghĩ :nhắc nhở chung ta đoàn kết mới trở thành một đất nước đoàn kết biết vì nhau để chiến đấu.Bye!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
phatbeo13579
Xem chi tiết
le vi dai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Hatsune Aiko
Xem chi tiết
Đinh Hà
Xem chi tiết
Văn Thanh Huyên
Xem chi tiết
Phạm Minh Khôi
Xem chi tiết