Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Phan Nhật Huy

Từ điểm A ở bên ngoài đường tròn (O) kẻ hai tiếp tuyến AB và AC (B,C là các tiếp điểm). M là điểm bất kì trên cung nhỏ BC. Kẻ MI ⊥ AB, MH ⊥ BC, MK ⊥ AC(I,H,K là chân các đường vuông góc)

a) Chứng minh tứ giác BIMH nội tiếp

b) Chứng minh MH2 = MI . MK

***c) Gọi P là giao điểm của IH và MB. Q là giao điểm của KH và MC. Chứng minh MPHQ nội tiếp

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 3 2024 lúc 0:32

a. Em tự giải

b.

THeo t/c hai tiếp tuyến cắt nhau \(AB=AC\Rightarrow\Delta ABC\) cân tại A

\(\Rightarrow\widehat{IBH}=\widehat{KCH}\)

H và K cùng nhìn CM dưới 1 góc vuông \(\Rightarrow CKMH\) nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{HMK}+\widehat{KCH}=180^0\)

BIMH nội tiếp \(\Rightarrow\widehat{IMH}+\widehat{IBH}=180^0\)

\(\Rightarrow\widehat{HMK}=\widehat{IMH}\) (1)

Cũng do CKMH nội tiếp \(\Rightarrow\widehat{MKH}=\widehat{MCH}\) (cùng chắn MH)

\(\widehat{MCH}=\widehat{IBM}\) (góc nt và góc tạo bởi tt - dây cung cùng chắn BM của (O))

\(\widehat{IBM}=\widehat{MHI}\) (cùng chắn IM)

\(\Rightarrow\widehat{MCH}=\widehat{MHI}\) (2)

\(\Rightarrow\widehat{MKH}=\widehat{MHI}\) (3)

(1);(3) \(\Rightarrow\Delta MKH\sim\Delta MHI\left(g.g\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{MH}{MI}=\dfrac{KM}{MH}\Rightarrow MH^2=MI.MK\)

c.

Theo (2): \(\widehat{MCH}=\widehat{MHI}\)

Lại có: \(\widehat{MHK}=\widehat{MCK}\) (cùng chắn MK của (CKMH))

\(\widehat{MCK}=\widehat{MBC}\) (cùng chắn MC của (O))

\(\Rightarrow\widehat{MHK}=\widehat{MBC}\)

Từ đó:

\(\widehat{PMQ}+\widehat{PHQ}=\widehat{PMQ}+\widehat{MHI}+\widehat{MHK}=\widehat{PMQ}+\widehat{MCH}+\widehat{MBC}=180^0\) (tổng 3 góc tam giác MBC)

\(\Rightarrow MPHQ\) nội tiếp

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 3 2024 lúc 0:33

loading...


Các câu hỏi tương tự
Lê Bảo Hân
Xem chi tiết
dat nguyen
Xem chi tiết
Phuong Linh
Xem chi tiết
nguyen nho khiem
Xem chi tiết
huyen phan
Xem chi tiết
Linh Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Ngân
Xem chi tiết
Đẹptrai Dương
Xem chi tiết
Long Nguyên
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết