Câu 1:
Khoanh tròn vào từ có nghĩa gốc trong mỗi nhóm sau đây:
a. bút lưỡi gà, trăng lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi lợn, lưỡi câu.
b. mũi đất, mũi tên, mũi tấn công, mũi lõ, mũi tiêm, mũi chỉ, mũi giày.
c. đầu bàn, đầu hàng, đầu tóc, đầu súng, đầu sông, đầu suối, đầu bạc.
d. tai thính, tai ấm, tai hồng, tai bèo, tai hại, tai mắt, nem tai.
Câu 2:
Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc
A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân
B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng
C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ
D. Chiếc xe đạp này, phanh ăn thật đấy
Câu hỏi 33: Từ "ăn" nào dưới đây mang nghĩa gốc?
a/ nước ăn chân b/ ăn bữa tối c/ máy ăn xăng d/làm công ăn lương
Câu hỏi 34: Dòng nào dưới đây chứa toàn từ đồng nghĩa?
a/ mang, khiêng b/ mũi dao, mặt mũi c/ thứ ba, ba mẹ d/ trắng, đen
Trong các từ được gạch dưới: chân đê, lá phổi, lưng mẹ, mũi gươm, những từ nào được dùng với nghĩa chuyển? A. chân; B. chân, lá, mũi; C. chân, lá; D. chân, lá, lưng, mũi.
1. Chờ những từ sau: Mắt, mũi,bụng,lưng,chân; Mắt:N.C(nghĩa chuyển) N.G(nghĩa gốc)
Từ ngữ nào chứa tiếng "mặt" mang nghĩa chuyển?
mặt trăng
rửa mặt
mặt mũi
gương mặt
Cặp từ nào dưới đây là từ đồng âm?
quyển sách - sách vở
mũi đất - mũi thuyền
nhân hậu - tốt bụng
đường sá - lọ đường
Xác định câu thơ chứa từ mang nghĩa gốc?
a. Từ chân trong:
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng chân quay (Vũ Quần Phương)
b. Từ lưng (1) trong:
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to và lưng mẹ nhỏ (Nguyễn Khoa Điềm)
c. Từ mũi trong:
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau (Xuân Diệu)
d. Từ mắt trong
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy sao trời chạy thẳng vào tim (Phạm Tiến Duật)
Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm?
chim đậu - hạt đậu
mũi tên - mũi đất
vạt áo - vạt nắng
chân tay - chân mây
Dựa theo nghĩa của tiếng "mặt", các từ "mặt trời, mặt mũi, mặt biển, mặt sông" có mối quan hệ với nhau như thế nào?A. Từ nhiều nghĩaB. Từ đồng âmC. Từ đồng nghĩaD. Từ trái nghĩa