khái niện hóa trị:
-hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết nguyên tử, nguyên tố này với nguyên tử, nguyên tố khác.
cách viết công thức hóa học:
-Công thức hóa học của đơn chất là công thức chỉ gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
+ Với kim loại: Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được coi là CTHH. Ví dụ, CTHH của đồng, sắt, magie, Silic… lần lượt là Cu, Fe. Mg, Si…
+ Với phi kim:
* Một số phi kim dùng kí hiệu hóa học làm CTHH (ví dụ: CTHH của cacbon, lưu huỳnh… là C, S).
* Đa số phi kim còn lại có phân tử thường gồm 2nguyên tử liên kết với nhau nên CTHH là kí hiệu hóa học và chỉ số dưới chân. Ví dụ hidro, oxi, nito, clo… có CTHH lần lượt là H2, O2, N2, Cl2…
-Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố hợp thành và chỉ số ở chân.
CTHH của hợp chất có dạng:
AxBy ; AxByCz
Trong đó:
* A, B…: kí hiệu hóa học của nguyên tố
* x, y,…: chỉ số nguyên tử của nguyên tố A, B,… (x, y,… là những số nguyên, nếu bằng 1 thì không ghi)
Ví dụ: CTHH của muối ăn, nước, khí cacbonic, đá vôi lần lượt là: NaCl, H2O, CO2, CaCO3.
Ý nghĩa: Công thức hóa học của một chất cho biết:
- Nguyên tố nào tạo ra chất
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
- Phân tử khối của chất.
Ví dụ 1. Công thức hóa học của khí oxi O2 cho biết:
- Khí oxi do nguyên tố oxi tạo ra.
- Có 2 nguyên tử trong 1 phân tử oxi.
- Phân tử khối: 16.2 = 32 (đvC)
Ví dụ 2. Công thức hóa học của muối natri clorua:
- Natri clorua do hai nguyên tố Na, Cl.
- Một phân tử natri clorua gồm 1Na, 1Cl.
- Phân tử khối: 23 + 35,5 = 58,5 (đvC)