Đinh Thị Hải Hà

Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng nào? Qũy đạo chuyển động có hình dạn như thế nào?

Trong khi chuyển động quanh Mặt trời, Trái đất có còn tự quay không . Hướng chuyển động và độ nghiêng của trục Trái đất trong khi chuyển động?

Ngày, tháng nào nửa cầu Bắc chúc nhiều nhất về phía Mặt trời, vào ngày đó thời gian chiếu sáng , góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc so với nửa cầu Nam thế nào?

Trên đất nước ta những dấu vết của núi lửa đã tắt còn thể hiện ở những vùng nào, những địa phương nào?

Hiện tượng động đất và núi lửa xảy ra trong trường hợp nào?

Phía nào của địa mảng Bắc Mĩ và Nam Mĩ thường xảy ra động đất và núi lửa.

Phía nào của địa mảng Á-Âu có vật chất dưới sâu tràn lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương?

Tại sao người ta không dùng độ cao tuyệt đối để làm căn cứ phân loại đồi?

Cho biết câu này đúng hay sai:

- Phần đất liền trên các bản đồ tự nhiên có in màu xanh lá mạ hoặc màu vàng nhằm thể iện bình nguyên hoặc đồng bằng.

Lê Phương Linh
30 tháng 12 2016 lúc 20:49

1,Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo 1 quỹ đạo

_ Quỹ đạo có hình elip gần tròn

2,CÓ

- Có độ nghiêng là 66'

3.Ngày 21-3 và 23-9

- ánh sáng ở phía Bắc và Nam bằng nhau

4, Ở đảo Phú Sĩ ( Nhật bản ),...... nơi có đất đỏ ba dan là nơi có núi lửa

5, Hiện tượng núi lửa phun trào khi:

- Vỏ Trái Đất bị nứt , vật chất nóng chảy ở dưới sâu ( mắc ma) phun trào ra ngoài mặt đất

6, ĐÓ LÀ:

- Vành đai Lửa Thái Bình Dương

-Thái Bình Dương

8. Tại sao người ta ko dùng độ cao tuyệt đối để làm căn cứ phân loại đồi:

-Vì đồi là dạng địa hình chuyển tiếp giưã Bình Nguyên và Núi nên khi đo độ cao tuyệt đối ( tính từ mực nước biển ) sẽ không chính xác bằng độ cao tương đối ( đo từ chân núi)

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:25

tại sao người ta ko dùng độ cao tuyệt đối để làm căn cứ phân loại đồi?

Trả lời:

Vì đồi là một dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi nên khi đo bằng độ cao tuyệt đối (tính từ mực nước biển) sẽ không chính xác bằng độ cao tương đối (do là một dạng chuyển tiếp nên ta khó xác định đâu là độ cao phần đồi và dễ lẫn lộn sang núi và bình nguyên).

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 12 2016 lúc 16:26

Giải thích nguyên nhân vì sao có hiện tượng động đất xảy ra?

Nhắc đến “ĐỘNG ĐẤT” có lẽ chúng ta không còn khỏi kinh hoàng về những trận động đất làm dung chuyển cả một thành phố hay một lãnh địa của một quốc gia cướp đi bao nhiêu sinh mạng cùng nhà cửa, tài sản của người dân như: . Tác hại của nó thì không một ai dám phủ nhận. Tuy nhiên, cho đến ngày nay các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa đưa ra được phương pháp ngăn chặn hiện tượng thiên nhiên đáng sợ này, mà chỉ có thể thông báo sớm về sự xuất hiện của động đất sắp xảy ra.

Vậy, chúng ta giải thích hiện tượng động đất xảy ra như thế nào? Nguyên nhân vì sao có động đất? Và cách phòng chống cơ bản khi bạn đang nằm trong vùng có diễn biến của động đất,…

Động đất
Khái niệm hiện tượng động đất là gì?
Động đất là sự rung động của mặt đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất, sụp đổ hang động…

Nguyên nhân gây ra động đất
Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra các trận động đất:
- Do hiện tượng sụt lở các lỗ rỗng trong vỏ quả đất;
- Do núi lửa phun trào;
- Do các vận động bên trong trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh động đất và được gọi là động đất kiến tạo. Trên 90% các trận động đất quan trắc được đều thuộc loại động đất kiến tạo.

Độ lớn của động đất
Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:
- Từ 1 - 2: Không nhận biết được;
- Từ 2 - 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại;
- Từ 4 - 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể;
- Từ 5 - 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt;
- Từ 6 - 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ;
- Từ 7 - 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất;
- Từ 8 - 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng;
- Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.
Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Hằng Nga
Xem chi tiết
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết
Khanh Hoa
Xem chi tiết
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Phạm Phương Anh
Xem chi tiết
Thị thanh huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Như Quỳnh
Xem chi tiết
phan thị khánh linh
Xem chi tiết