Thị thanh huyền Nguyễn

Trái đất tự quay quanh trục có những đặc điểm gì?

Trình bày hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của trái đất ?

Vì sao trên bề mặt Trái Đất một năm có 4 mùa?

Khái niệm về nội lực và ngoại lực ?Cho 1 vài ví dụ về ngoại lực và nội lực ?

Núi lửa ? Tác hại của núi lửa ? Dung nham núi lửa khi bị phân hủy có những lợi ích gì ? Ở Việt Nam vùng nào có dung nham núi lửa?

 

Nguyễn Ninh
17 tháng 12 2016 lúc 10:15

4, Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong trái đất

VD: núi lửa,động đất,..

Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài bề mặt trái đất

VD: xâm thực phong hóa,...

5, núi lửa là hình thức phun trào Mác ma ở dưới sâu trái đất, núi lửa hoạt động gây thiệt hại về người và của,...dung nham núi lửa khi bị phân hủy có lơi cho cây trồng.những vùng có núi lửa ở Việt Nam như: điện biên,Quảng Nam

 

Bình luận (1)
Thị thanh huyền Nguyễn
17 tháng 12 2016 lúc 9:17

Giúp mk nha ! Ai nhanh nhất mk tick cho!vuithanghoa

Bình luận (0)
Nguyễn Ninh
17 tháng 12 2016 lúc 10:01

trái đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền cực Bắc và cực Nam và nghiêng 66 độ 33'

-trái đất tự quay theo hướng từ Tây sang Đông

- thời gian quay một vòng hết 24 giờ hay 1 ngày 1 đêm

2, Hệ quả của sự vân động quanh trục của trái đất

- hiện tượng ngày và đêm

do trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nới trên trái đất lần lượt có ngày và đêm

+nửa được chiếu sáng là ngày

+nửa bị khuất trong bóng tối là đêm

- sự lệch hướng

do sự vận động tự quay quanh trục của trái đất làm cho các vật chuyển động bị lệch hướng

+ ở nửa cậu Bắc chuyển động lệch về bên phải

+ ở nửa cầu Nam chuyển động lệch về bên trái

3, trong khi chuyển động trên quỹ đạo trục của trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên sinh ra các mùa,

sự phân bố ánh sáng,lượng nhiết và các tính các mùa hoàn toàn trái ngược nhau

nên sinh ra bốn mùa :Xuân ; Hạ ;Thu ;Đông

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 12 2016 lúc 17:28

+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 12 2016 lúc 17:28

+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 12 2016 lúc 17:29

I - NỘI LỰC

Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…

Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…

II – TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC

Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa…

Vận động kiến tạo là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

1. Vận động theo phương thẳng đứng

Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên, hạ xuống) diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn, làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên, mở rộng diện tích lục địa ở khu vực này và hạ xuống, thu hẹp diện tích lục địa ở khu vực kia một cách chậm chạp và lâu dài.

Những hiện tượng nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn xảy ra tuy rất chậm. Ví dụ: vùng phía bắc của Thuỵ Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống…

2. Vận động theo phương nằm ngang

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

a) Hiện tượng uốn nếp

Vân động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá, khiến chúng bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt ở những nơi đá có độ dẻo cao, rõ rệt nhất là các đá trầm tích

Khi cường độ ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực thì sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp. Ví dụ như các dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đet…

b) Hiện tượng đứt gãy

Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, chuyển dịch tạo ra các hẻm vực, thung lũng…

Nếu cường độ tách dãn còn yếu, đá chỉ bị nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên khe nứt.

Khi sự chuyển dịch diễn ra với biên độ lớn, có bộ phận trồi lên nhưng cũng có bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy, sẽ tạo ra các địa luỹ, địa hào.

Nói chung, núi thường tương ứng với địa luỹ: dải núi Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam. Thung lũng và các bồn địa giữa núi… tương ứng với địa hào: thung lũng sông Rai-nơ, Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông Phi… đều là những địa hào.

- NGOẠI LỰC

Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.

II – TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC

Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

1. Quá trình phong hoá

Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

a) Phong hoá lí học

Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước…

Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá…

b) Phong hoá hoá học

Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước…

Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao… nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ.

Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt…

c) Phong hoá sinh học

Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây… Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.

2. Quá trình bóc mòn

Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển… làm chuyển dời các vật liệu ( sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.

Quá trình bóc mòn gồm có các quá trình: xâm thực, thổi mòn, mài mòn…

a) Xâm thực

Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà…

Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng đ
I - NỘI LỰC

Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…

Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…

II – TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC

Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa…

Vận động kiến tạo là các vận động do nội lực sinh ra, làm cho địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn.

1. Vận động theo phương thẳng đứng

Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên, hạ xuống) diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn, làm cho vỏ Trái Đất được nâng lên, mở rộng diện tích lục địa ở khu vực này và hạ xuống, thu hẹp diện tích lục địa ở khu vực kia một cách chậm chạp và lâu dài.

Những hiện tượng nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn xảy ra tuy rất chậm. Ví dụ: vùng phía bắc của Thuỵ Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống…

2. Vận động theo phương nằm ngang

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

a) Hiện tượng uốn nếp

Vân động theo phương nằm ngang làm biến đổi thế nằm ban đầu của đá, khiến chúng bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn, đặc biệt ở những nơi đá có độ dẻo cao, rõ rệt nhất là các đá trầm tích

Khi cường độ ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực thì sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp. Ví dụ như các dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đet…

b) Hiện tượng đứt gãy

Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, chuyển dịch tạo ra các hẻm vực, thung lũng…

Nếu cường độ tách dãn còn yếu, đá chỉ bị nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên khe nứt.

Khi sự chuyển dịch diễn ra với biên độ lớn, có bộ phận trồi lên nhưng cũng có bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy, sẽ tạo ra các địa luỹ, địa hào.

Nói chung, núi thường tương ứng với địa luỹ: dải núi Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam. Thung lũng và các bồn địa giữa núi… tương ứng với địa hào: thung lũng sông Rai-nơ, Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông Phi… đều là những địa hào.

- NGOẠI LỰC

Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.

II – TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC

Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất, thể hiện ở các quá trình khác nhau: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

1. Quá trình phong hoá

Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật… Quá trình này gồm có: phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

a) Phong hoá lí học

Phong hoá lí học là sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Đó là sự nứt vỡ cơ giới, không làm thay đổi thành phần hoá học của đá. Quá trình này xảy ra chủ yếu do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước…

Phong hoá lí học có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào các điều kiện khí hậu, vào tính chất và cấu trúc của các loại đá…

b) Phong hoá hoá học

Phong hoá hóa học là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, những chất khoáng hoà tan trong nước…

Nước có tác động hoà tan rất nhiều loại khoáng vật. Trên Địa Cầu, ở những nơi có những lớp đá dễ bị hoà tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao… nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hoà tan và tạo nên những dạng địa hình độc đáo như địa hình cacxtơ.

Phong hoá hóa học diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu Xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt…

c) Phong hoá sinh học

Phong hoá sinh học là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như: các vi khuẩn, nấm, rễ cây… Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.

2. Quá trình bóc mòn

Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực như nước, gió, sóng biển… làm chuyển dời các vật liệu ( sản phẩm phong hoá ) ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.

Quá trình bóc mòn gồm có các quá trình: xâm thực, thổi mòn, mài mòn…

a) Xâm thực

Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà…

Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng đ

Bình luận (0)
Video Music #DKN
18 tháng 12 2016 lúc 21:44

1)

Hiện tượng ngày, đêm: Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm, diện tích được chiếu sáng là ngày, diện tích nằm trong bóng tối là đêm.Sự lệch hướng: Các vật thể chuyển động trên Trái Đất đều bị lệch hượng. Lệch phải ở nửa cầu Bắc, lệch trái ở nửa cầu Nam

2)

Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.Trái Đất quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm, thời gian một ngày đêm theo quy ước là 24 giờ

3)

Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa.

4)

Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, là nguyên nhân sinh ra hiện tượng núi lửa và động đất.

-Có tác động gây đứt gãy, uốn nếp các lớp đá hoặc đẩy vật chất nóng dưới lớp đất sâu ra ngoài bề mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất

-Nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề

Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Ngoại lực gồm 2 quá trình

+ Quá trình phong hóa các loại đá

+ Quá trình xâm thực

-Ngoại lực có khuynh hướng san bằng, hạ thấp địa hình.

5)

Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới lớp đất sâu lên mặt đấtDung nham và tro bụi của nó có thể vùi lấp các làng mạc, thành thị, ruộng nương,...

​*Xin lỗi còn 2 câu nhưng mình phải học bài rồi, chúc bạn học tốt!leuleu

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
thanh
Xem chi tiết
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Phạm Hằng Nga
Xem chi tiết
thanh
Xem chi tiết
nguyễn hoàng dũng
Xem chi tiết
Gấu trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hoàng Phúc
Xem chi tiết
Phạm Phương Anh
Xem chi tiết