1.
- Thạch Sanh kể theo ngôi thứ ba, phương thức biểu đạt: Tự sự.
- Thạch Sanh thuộc kiểu người mồ côi
2. Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về việc người mồ hôi người bất hạnh thì sẽ được bù đắp, được đền đáp xứng đáng (họ có phẩm chất tốt, nhân cách đẹp, thật thà, sức khỏe phi thường, được trợ giúp). Đó là ước mong vào xã hội công bằng, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và thiện luôn thắng ác.
3. Những chi tiết đối lập giữa Lí Thông và Thạch Sanh:
Lý Thông | Thạch Sanh |
- Hèn nhát, giả dối: tới phiên mình phải đi canh miếu có con chằn tinh dữ thì lấy lí do là vội cất dở mẻ rượu, không đi. Nhờ Thạch Sanh đi hộ mình. - Gian dối,tham lam: Lý Thông muốn cướp công Thạch Sanh nên nói với em: con chằn tinh đó là do vua nuôi, em giết chết tất không khỏi chịu trách phạt, bảo em trốn đi để mình chịu tội thay. Thực chất là vào cung tiến vua để được trọng thưởng. - Cướp công Thạch Sanh cứu công chúa bằng cách bảo em đưa công chúa lên trước rồi lấp cửa hang, định chôn vùi Thạch Sanh. -> hiểm ác. Được vua trọng thưởng. Đổ tội cho em là người bắt cóc công chúa nên Thạch Sanh bị tống ngục. - Công chúa đang câm bỗng nói lại được khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, nói ra sự thật và minh oan cho Thạch Sanh. Lý Thông bị trừng trị. - Lý Thông trở về quê. Trên đường về hai mẹ con bị sét đánh, biến thành bọ hung -> bị trừng trị đích đáng |
- Chân thật, tốt bụng: chấp nhận đi canh miếu giúp anh và tin lời anh nói là thật nên không hề hay biết miếu thờ có con chằn tin ăn thịt người. - Giết được chằn tinh, đem được đầu nó về, có được chiến lợi phẩm là cây cung vàng. Anh nói dối, tin lời anh và trốn đi, trở về gốc đa già để sống. - Giết đại bàng, cứu công chúa, bị anh lấp hang, lại cứu được con vua thủy tề và được tặng cây đàn thần. - Thạch Sanh bị nhốt ngục sâu nhưng chẳng biết làm sao để kêu oan nên đem đàn thần ra gảy, đàn kêu tích tịch tình tang. - Thạch Sanh xin tha tội chết cho anh. Chỉ cách chức và đuổi về quê lao động. -> Nhân nghĩa, hiền lành. Thạch Sanh trở thành vua và lấy công chúa, đó là phần thưởng xứng đáng nhất. |