- Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất vì do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất là:
a. Hiện tượng ngày và đêm:
+ Do Trái Đất dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa.
+ Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất mà khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm.
b. Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng:
+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải
+ Bán cầu Nam: lệch bên trái
Cách tính giờ các khu vực:
Ở Đông bán cầu : m = (kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu có 2 cách:
Cách 1: m = (3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Do trái đất có dạng hình cầu nên ở khắp mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm. Do sự vận động tự quay quanh trục của trái đất mà các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lẹch hướng. Vật chuyển đông ở nửa cầu Bắc sẽ bị lẹch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam thì sẽ lệch về bên trái. Sự lệch hướng này không chỉ tác động tới hướng chuyển động của các vật thể rắn, mà còn ảnh hưởng tới các dòng chảy như sông và các luồng không khí như gió.
hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất :
1. Sự luân phiên ngày, đêm
Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ờ các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia (hình 5.3). Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một sổ khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ. Ca-na-đa có 6 múi giờ).
Theo cách tính giờ múi. trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày.
Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ờ Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi rừ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuvển động thẳng hướng theo quán tính).
Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động (hình 5.4).
Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,...
Công thức tính giờ: Tm = To + m
Trong đó:
Tm: giờ múi To:giờ GMT m: số thứ tự của múi giờ
Thiết lập công thức tính múi giờ:
Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150
Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150
Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150
Co hien tuong ngay dem tren TD vi:
-TD co hinh cau nen Ma t Troi bao gio cung chi chieu sang duoc mot nua, nua duoc chieu sang la ngay, nua nam trong bong toi la dem.