Nhung Phan

So sánh cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ với các vùng khác trong cả nước? (^.^)

Phạm Thu Thủy
25 tháng 2 2017 lúc 17:09

1. Giống nhau
a. Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế
- Đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các ngành kinh tế biển đều chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của mỗi vùng.
- Triển vọng phát triển còn lớn do khai thác chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
b. Các điều kiện phát triển
- Tài nguyên biển phong phú, đa dạng có thể phát triển đầy đủ các ngành kinh tế biển:
+ Nhiều bãi cá, tôm và các loại hải sản.
+ Các bãi biển đẹp nhằm phục vụ phát triển du lịch biển.
+ Có các loại khoáng sản biển.
+ Có điều kiện xây dựng hệ thống cảng biển để phát triển dịch vụ hàng hải.
- Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, làm muối...).
- Cả hai vùng đều đã bước đầu xây dựng được hệ thống hạ tầng - kĩ thuật phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển:
+ Các cơ sở đánh bắt và chế biến.
+ Hệ thống các cảng biển.
+ Mạng lưới đô thị biển và dịch vụ du lịch.
c. Các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu
- Đều phát triển các ngành kinh tế biển truyền thống với các sản phẩm tiêu biểu.
- Các ngành đã được phát triển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển, giao thông vận tải biển.
2. Khác nhau
a. Vai trò của kinh tế biển
- Đông Nam Bộ: vai trò của kinh tế biển ngày càng được nâng cao, nhất là sau khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa (năm 1986).
- Duyên hải Nam Trung Bộ: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
b. Các điều kiện phát triển
- Đông Nam Bộ:
+ Lợi thế hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ:
Có các mỏ dầu khí lớn tập trung ở thềm lục địa. Vùng này chiếm phần lớn trữ lượng và sản lượng dầu khí của cả nước.

Bình luận (0)
nguyên thi minh anh
25 tháng 2 2017 lúc 20:37

So với các vùng khác trong nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh chủ yếu sau đây:

a) Về vị trí địa lí

Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia.

Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.

b) Về tự nhiên

• Đất:

Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ).

Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.

• Khí hậu, nguồn nước:

Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).

• Khoáng sản

Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).

• Sinh vật:

Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch.

Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.

c) Về kinh tế – xã hội

• Nguồn lao động:

Nguồn lao động dồi dào;

Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

• Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

• Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.

Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

• Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phương Nhi
Xem chi tiết
Phạm Đức Trọng
Xem chi tiết
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Ngô Việt Hà
Xem chi tiết
Phan Thị Lê Anh
Xem chi tiết
Lê Nhật Bảo Khang
Xem chi tiết
Lê An Bình
Xem chi tiết
Đỗ Đức Dũng
Xem chi tiết
Lê Thành Công
Xem chi tiết