Bài viết số 5 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lulimai

qua những tác phẩm đã học và đọc thêm , hãy phát biểu cảm nghi của em về người phụ nữ trung đại ....

phát biểu của em về số phận ngườ nông dân trong thời phông kiến hiện trong ca dao than thân

Thảo Phương
11 tháng 2 2018 lúc 15:25

1.

Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã phải chịu nhiều thiệt thòi từ những giá trị truyền thống. Hình ảnh người Phụ nữ hiện lên trong thơ văn đặc biệt trong thơ văn Trung đại là những người cần cù chịu khó, có tấm lòng cao đẹp nhưng lại chịu những bất hạnh của cuộc đời.

Trong các bài thơ trung đại, người phụ nữ được các thi sĩ khắc họa bằng những hình ảnh chân thực, thể hiện sự thiệt thòi, nỗi bất hạnh và nỗi niềm mong muốn của họ. Trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, người phụ nữ hiện lên với phẩm chất thật đáng quý.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Những người phụ nữ Việt Nam trong thời đại đó chưa được coi trọng, số phận của họ đều phụ thuộc vào đàn ông, mặ dù họ là những người có phẩm chất đáng yêu đáng mến. Họ không chỉ đẹp vẻ bề ngoài mà còn rất than cao, trong sáng về tâm hồn. Dầu cho cuộc đời vùi dập, cân đong họ vẫn giữ một “tấm lòng son” trung trinh nguyên vẹn. Nhưng số phận đâu có chiều theo ý người. Thời xưa, những người phụ nữ luôn phải phụ thuộc vào xã hội, vào cha, vào chồng, vào con: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Họ không được quyết định cuộc sống của chính mình. Không chỉ vậy, số phận họ lại long đong, lận đận, chìm nổi với cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Cây thơ “bảy nổi ba chìm với nước non” gợi đến bài ca dao rất quen thuộc viết về người phụ nữ:

“Cái cò lặn lội bờ ao

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.

Đến văn bản “Sau phút chia li”, tác giả đã thể hiện cụ thể một nỗi niềm khổ đau của người phụ nữ: chiến tranh phong kiến đã chia lìa hạnh phúc gia đình để đôi lứa phải chịu cảnh kẻ ở, người đi đầy quyến luyến, nhớ nhung:

“Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”

Bài thơ thể hiện một tâm trạng buồn, cô đơn của người phụ nữ tiễn đưa chồng ra trận. Chiến tranh đã cướp đi của người phụ nữ ấy hạnh phúc lứa đôi. Hình ảnh “chàng đi” – “thiếp về” thật ngậm ngùi, tê tái. Chia tay chồng mà cô không muốn rời, vẫn lưu luyến. Điều đó thể hiện rất rõ qua những hành động “đoái trông theo”, “hãy trông sang”, “cùng trông lại”…

Đặc biệt là phép điệp ngữ Tiêu Tương – Tiêu Tương, Hàm Dương – Hàm Dương, thấy – thấy, xanh – xanh xanh, ngàn dâu – ngàn dâu; cùng phép tiểu đối “Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại” – “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang”, “Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương” – “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương”. Câu chữ như đan quyện vào nhau và lòng người cũng quyến luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Cuộc sống gia đình của người phụ nữ vốn nhiều nhọc nhằn này cũng chẳng được yên bình. Chiến tranh tao loạn đã chia li đôi lứa, từ nay, người thiếu phụ ấy sẽ phải ngậm ngùi sống trong cô đơn để tuổi thanh xuân qua đi trong tủi hờn.

Trong cái xã hội đầy rẫy những lễ giáo phong kiến hà khắc ấy, mỗi người phụ nữ lại có một hoàn cảnh, một tâm sự riêng, phải hứng chịu những thiệt thòi riêng. Nếu bài thơ “Bánh trôi nước” và văn bản “Sau phút chia li” là tâm sự của những người phụ nữ bình dân trong xã hội thì “Qua Đèo Ngang” lại là lời tự tình của người phụ nữ thành đạt, có địa vị trong xã hội. Dẫu vậy, lòng nhà thơ cũng mang nặng ưu tư về niềm riêng, nỗi chung trước cuộc đời:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Có thể nhận thấy rằng, tâm sự của lữ khách trong bài thơ chính là tâm trạng của tác giả, một thiếu phụ đang trên đường rời quê để đến nơi đất khách quê người. Cho dù đó là chốn kinh đô hoa lệ, chuyến tha hương vẫn gợi lên trong lòng bà những nỗi sầu xót xa, thấm thía. Đứng trước cảnh xế chiều nơi Đèo Ngang hoang vu rợn ngợp, chứng kiến cuộc sống vất vả, heo hút của người dân miền sơn cước, Bà Huyện Thanh Quan không chỉ chạnh lòng buồn mà còn rất cô đơn buồn tủi. Một mình bà phải đối diện với chính mình giữa không gian ấy:

“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ là sự nhạy cảm, tinh tế và cũng rất nhân ái, vị tha. Ba bài thơ, ba người phụ nữ khác nhau, ba tình cảm khác nhau. Dầu cùng đẹp, cùng tài nhưng họ luôn phải ấp ủ trong lòng những niềm riêng chẳng biết chia sẻ cùng ai. Viết về những người phụ nữ trong xã hội xưa các tác giả đã thể hiện sự đồng cảm chân thành tha thiết đối với số phận của họ. Và như thế, những tác phẩm ấy sẽ còn sống mãi với thời gian bởi giá trị nhân đạo sâu sắc.

Người phụ nữ trong thơ văn trung đại hiện lên thật đẹp, thật đáng quý trọng. Sống giữa xã hội với những rào cản khắc nghiệt, bị coi thường, không có quyền tự quyết cho số phận của mình. Tuy vậy người phụ nữ vẫn giữ tâm hồn với phẩm giá cao đẹp, giữ tiết hạnh để chờ chồng và cũng có thể làm chí lớn như một đấng nam nhi, lo cho nỗi cho đất đang trong cảnh lầm than, lo cho gia đình com lo áo ấm.

Thảo Phương
11 tháng 2 2018 lúc 15:27

2.

Ca dao Việt Nam là kho tàng văn học vô giá, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… ca dao Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Qua những bài ca dao đó, chúng ta cảm nhận được sự thống khổ mà người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ phải gánh chịu, đồng thời còn cảm nhận được sự tố cáo của người dân về chế độ thối nát tàn bạo, coi thường mạng sống của dân.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội. Họ chỉ biết lam lũ một nắng hai sương, làm việc quần quật suốt ngày không ngừng ngỉ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao, như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc…

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.

Người nông dân trong xã hội lúc bây giờ đều có chun một số phận, quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc…

– “Thương thay thân phận con rùa

Xuống sông đội đá lên chùa đội bia”.

– “Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

Thương thay con cuốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Mọi loại vật được ví von đều chung một nỗi khổ và đều cần phải được đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót… Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

Trên đây với chỉ là số ít trong số những bài ca dao viết về người nông dân, người nông dân đã phải chịu muôn vàn nỗi khổ. Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:

“Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”

Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể dầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha ta từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.

Ca dao tục ngữ Việt Nam thật phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt trong đời sống của con người. Ca dao đã góp phần phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân và lên án cái xã hội thối nát đó đã đẩy con người xuống tận cùng của xã hội, một xã hội phải được loại bỏ.

Love-1234
11 tháng 2 2018 lúc 15:29

1

Đọc ba bài thơ, hình ảnh của người phụ nữ xưa hiện lên thật chân thực với bao phẩm chất quý giá. Trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son "

Người phụ nữ hiện lên đẹp đẽ với ngoại hình xinh xắn, đáng yêu đáng mến. Họ không chỉ đẹp vẻ bề ngoài mà còn rất thanh cao, trong sáng về tâm hồn. Dẫu cho cuộc đời vùi dập, cân đong họ vẫn giữ một "tấm lòng son" trung trinh nguyên vẹn. Nhưng số phận đâu có chiều theo ý người. Thời xưa, những người phụ nữ luôn phải phụ thuộc vào xã hội, vào cha, vào chồng, vào con: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Họ không được quyết định cuộc sống của chính mình. Không chỉ vậy, số phận họ lại long đong, lận đận, chìm nổi với cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Câu thơ "bảy nổi ba chìm với nước non" gợi đến bài ca dao rất quen thuộc viết về người phụ nữ:

"Cái cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non".

Đến văn bản “Sau phút chia li”, tác giả đã thể hiện cụ thể một nỗi niềm khổ đau của người phụ nữ: chiến tranh phong kiến đã chia lìa hạnh phúc gia đình để đôi lứa phải chịu cảnh kẻ ở, người đi đầy quyến luyến, nhớ nhung:

"Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai".

Đọc bãi thơ, có lẽ ai cũng thấu hiểu được nỗi buồn, cô đơn của ngươi phụ nữ tiễn đưa chồng ra trận. Chiến tranh đã cướp đi của người phụ nữ ấy hạnh phúc lứa đôi. Hình ảnh “chàng đi” - “thiếp về” thật ngậm ngùi, tê tái. Chia tay chồng mà cô không muốn rời, vẫn lưu luyến. Điều đó thể hiện rất rõ qua những hành động “đoái trông theo”, "hãy trông sang", “cùng trông lại”,... Đặc biệt là phép điệp ngữ Tiêu Tương - Tiêu Tương, Hàm Dương - Hàm Dương, thấy - thấy, xanh xanh - xanh, ngàn dâu - ngàn dâu; cùng phép tiểu đối "Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại" - “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang”, “Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương” - “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương”. Câu chữ như đan quyện vào nhau và lòng người cũng quyến luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Cuộc sống gia đình của người phụ nữ vốn nhiều nhọc nhằn nay cũng chẳng được yên bình. Chiến tranh bạo loạn đã chia lìa đôi lứa, từ nay, người thiếu phụ ấy sẽ phải ngậm ngùi sống trong cô đơn để tuổi thanh xuân qua đi trong tủi hờn.

Mỗi người phụ nữ lại có một hoàn cảnh, một tâm sự riêng. Nét bài thơ “Bánh trôi nước” và văn bản “Sau phút chia li” là tâm sự của nhưng người phụ nữ bình dân trong xã hội thì “Qua Đèo Ngang” lại là lời tự tình của người phụ nữ thành đạt, có địa vị trong xã hội. Dẫu vậy, lòng nhà thơ cũng mang nặng ưu tư về niềm riêng, nỗi chung trước cuộc đời:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta".

Bài thơ là lời tác giả - một thiếu phụ đang trên đường dời quê để đến nơi đất khách quê người. Cho dù đó là chốn kinh đô hoa lệ, chuyến tha hương vẫn gợi lên trong lòng bà những nỗi sầu xót xa, thấm thía .

Đứng trước cánh xế chiều nơi Đèo Ngang hoang vu rợn ngợp, chứng kiến cuộc sống vất vả, heo hút của người dân miền sơn cước, Bà Huyện Thanh Quan không chỉ chạnh lòng buồn mà còn rất cô đơn buồn tủi. Một mình bà phải đối diện với chính mình giữa không gian ấy:

"Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta".

Tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ là sự nhạy cảm, tinh tế và cũng rất nhân ái, vị tha. Ba bài thơ, ba người phụ nữ khác nhau, ba tình cảm khác nhau. Dẫu cũng đẹp, cũng tài nhưng họ luôn phải ấp ủ trong lòng những niềm riêng chẳng biết chia sẻ cùng ai. Viết về những người phụ nữ trong xã hội xưa các tác giả đã thể hiện sự đồng cảm chân thành tha thiết đối với số phận của họ. Và như thế, nhưng tác phẩm ấy sẽ còn sống mãi với thời gian bởi giá trị nhân đạo sâu sắc.

Love-1234
11 tháng 2 2018 lúc 15:31

2

Ca dao Việt Nam là kho tàng văn học vô giá, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… ca dao Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Qua những bài ca dao đó, chúng ta cảm nhận được sự thống khổ mà người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ phải gánh chịu, đồng thời còn cảm nhận được sự tố cáo của người dân về chế độ thối nát tàn bạo, coi thường mạng sống của dân.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội. Họ chỉ biết lam lũ một nắng hai sương, làm việc quần quật suốt ngày không ngừng ngỉ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao, như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc…

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.

Người nông dân trong xã hội lúc bây giờ đều có chun một số phận, quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc…

– “Thương thay thân phận con rùa

Xuống sông đội đá lên chùa đội bia”.

– “Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

Thương thay con cuốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Mọi loại vật được ví von đều chung một nỗi khổ và đều cần phải được đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót… Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

Trên đây với chỉ là số ít trong số những bài ca dao viết về người nông dân, người nông dân đã phải chịu muôn vàn nỗi khổ. Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:

“Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”

Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể dầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha ta từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.

Ca dao tục ngữ Việt Nam thật phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt trong đời sống của con người. Ca dao đã góp phần phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân và lên án cái xã hội thối nát đó đã đẩy con người xuống tận cùng của xã hội, một xã hội phải được loại bỏ.

Thảo Phương
11 tháng 2 2018 lúc 15:26

2.

Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.

Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.

Trong văn học nước nhà, hình ảnh con cò, con kiến, con trâu.. là những hình ảnh không còn gì xa lạ với mỗi người con Việt Nam, đó là hình ảnh về người nông dân, thể hiện được những lam lũ một nắng hai sương, làm việc không ngừng nghỉ, với một thân phận thấp bé, ở dưới đá của xã hội, cảm tưởng như ánh sáng đến với người nông dân rất khó khăn.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy chỉ mà uổng công

Khi nào cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Qua câu ca dao ta thấy một hình ảnh rất quen thuộc người nông dân với con trâu, con trâu đi trước cái cày theo sau. Câu ca dao nói lên hai người bạn đồng hành vất vả, làm việc ngoài đồng. “khi nào cây lúa còn bông/ thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” nếu buông không còn, thì trâu cũng không còn cỏ để ăn, mọi người nông dân họ chỉ có biết đồng ruộng để kiếm cái ăn, để nuôi sống cả nhà. Thế vậy mà, trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống. Hình ảnh chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố thể hiện càng rõ nét những khổ cực mà người nông dân phải chịu.

Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:

Thương thay thân phận con tằm cả

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.

Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.

Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.

Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.

Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.

Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình.

Thảo Phương
11 tháng 2 2018 lúc 15:27

1.

Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta luôn gắn liền với những nỗi niềm của người nông dân. Ca dao, tục ngữ là tiếng lòng của những người nông dân lao động thấp cổ bé họng trong thời kỳ phong kiến
Đặc biệt, trong xã hội xưa thân phận người phụ nữ luôn bị xem thường, coi nhẹ bởi toàn xã hội điều “trọng nam khinh nữ”.

Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình mà luôn phụ thuộc vào một người khác chính vì vậy dân gian ta thường có câu”Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” ý chỉ rằng người con gáikhi còn ở với cha mẹ thì phải nghe lời cha mẹ sắp đặt, khi lấy chồng thì phải theo chồng, nếu chồng chẳng may qua đời thì phải nghe theo con. Câu nói này đã thể hiện được sự lệ thuộc của những người phụ nữ khi phải sống trong một xã hội mà người phụ nữ luôn bị khinh rẻ, coi bạc

Cuộc sống của những người phụ nữ này lúc nào cũng trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Họ không bao giờ được quyết định số mệnh của mình. Nếu may mắn được cha mẹ thương tìm cho người chồng xứng đôi vừa lứa, được chồng và gia đình nhà chồng thương yêu thì còn được hưởng sự bình yên còn ngược lại thì vô cùng gian nan, vất vả

“Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Những câu ca dao này thể hiện sự cay đắng, của người phụ nữ đang thời xuân sắc. Một dải lụa đào hồng nhan, đương thì phơi phới nhưng cũng chỉ là vật giữa chợ để bao người nhìn ngó, nâng lên hạ xuống, trả giá chẳng biết sẽ đi đâu về đâu.

Trong bối cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ không cho họ cái quyền được lựa chọn tương lai, vận mệnh, hướng đi của mình. Người phụ nữ được xem như món hàng bị xã hội, cha mẹ, gả bán mà không bao giờ được quyền cãi lại

“Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người thô tham dày”

Hai câu ca dao này thể hiện sự oán than số phận của người phụ nữ bé nhỏ, bị chà đạp luôn phải sống dưới những phép tắc, nặng nề cổ hủ lạc hậu mà không bao giờ được oán than, lên tiếng. Việc mơ ước về hạnh phúc tình yêu lứa đôi là điều không thể. Họ luôn phải tuân lệnh những người bề trên lầm lũi sống kiếp người nhỏ bé phụ thuộc.

Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Thân phận làm vợ làm con dâu người ta chỉ là cái vỏ bên ngoài nhưng thực chất những cô gái này làm giúp việc không lương cho gia đình nhà chồng thì đúng hơn. Đến con trâu, con bò làm việc còn có ngày làm ngày nghỉ, lúc nông vụ chí kỳ thì bận rộn còn bình thường chúng được nhởn nhơ ăn cỏ. Những người con gái khi đi làm dâu nhà người ta thì làm việc quanh năm không có mùa nghỉ ngơi
Không bận việc đồng ruộng thì lại làm việc bếp núc, việc dệt vải, ươm tơ…chẳng lúc nào được nghỉ ngơi thanh thản. Quá đau đớn, chua xót các cô gái xưa đã phải thốt lên rằng:

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Câu ca dao này thể hiện sự bất lực trong kiếp sống của người phụ nữ xưa. Nó là sự đau đớn chua xót tới tận cùng của người phụ nữ, những con người nhỏ bé thấp cổ bé họng không có quyền được sống cho riêng mình

Nhiều người phụ nữ lấy phải những ông chồng vũ phu, nghiện ngập rượu chè thường xuyên về nhà đánh đập vợ một cách vô cùng tàn nhẫn

Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai”

Tình nghĩa vợ chồng cao tựa núi, thiêng liêng sâu đậm phải tu nghìn năm mới thành vợ thành chồng, nhưng người chồng không hề trân trọng nỡ lòng đánh đập người vợ đầu ấp tay kề của mình thật là tàn nhẫn, vô đạo đức.

Rồi nhiều người đàn ông đào hoa, lăng nhăng cưới nhiều người phụ nữ làm vợ “năm thê bảy thiếp” nhưng cũng vẫn được xã hội công nhận, tôn trọng chỉ có những người phụ nữ là đau đớn, chua xót.

“Chém cha cái kiếp chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”

Ở bất kỳ hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn luôn phải chịu đựng, nhẫn nhịn không có quyền phản kháng, không có quyền tìm con đường hạnh phúc của mình. Cuộc sống lệ thuộc mất tự do, tình yêu lứa đôi không được công nhận, không được tự định đoạt.

Trong cuộc sống luôn bị chà đạp, mất tự do cho nên người phụ nữ xưa chỉ biết gửi những lời trách than, những tâm sự thầm kín của mình qua những lời thơ, lời cao dao, để mang nỗi buồn của mình gửi vào những lời ru, nhờ gió gửi hương bay đi giải tỏa bớt những quanh hiu trong lòng.
Những bài ca dao than thân chính là những lời kêu ai oán của những người phụ nữ nhằm tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.


Các câu hỏi tương tự
nguyen thuy an
Xem chi tiết
nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
than thi phuong thao
Xem chi tiết
lê thị hà giang
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Vy Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Tài
Xem chi tiết
Fatasio
Xem chi tiết
than thi phuong thao
Xem chi tiết