Khái niệm về đồi và núi là rất tương đối, không có chuẩn mực nào để phân biệt cả. Nếu nói là đồi nhỏ hơn núi thì cũng không hẳn, Ở quên tôi,Đắk Nông, đồi còn to và cao hơn cả núi ở một số vùng đồng bằng.
Có thể giải thích thế này, đồi thường là kết cấu đất chủ yếu, tầng đất sâu, còn núi thì kết cấu tầng đất nông, lõi đá.
Thực tế bạn hãy liên tưởng giữa gọi cái bát và cái tô vậy, cái bát to đôi khi còn to hơn cả cái tô nhỏ ấy chứ. Cách gọi chỉ là tương đối và do thói quen hay kinh nghiệm trực qua mà gọi thôi..
Đồi và núi: Khái niệm về đồi và núi là rất tương đối, không có chuẩn mực nào để phân biệt cả. Nếu nói là đồi nhỏ hơn núi thì cũng không hẳn, Ở quên tôi,Đắk Nông, đồi còn to và cao hơn cả núi ở một số vùng đồng bằng.
Có thể giải thích thế này, đồi thường là kết cấu đất chủ yếu, tầng đất sâu, còn núi thì kết cấu tầng đất nông, lõi đá.
Thực tế bạn hãy liên tưởng giữa gọi cái bát và cái tô vậy, cái bát to đôi khi còn to hơn cả cái tô nhỏ ấy chứ. Cách gọi chỉ là tương đối và do thói quen hay kinh nghiệm trực qua mà gọi thôi..
Trong địa lý học, vùng đồng bằng hay bình nguyên[1] là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp — nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°. Khi độ cao không quá 200 m, người ta gọi nó là đồng bằng thấp, còn khi độ cao từ 200 m tới 500 m, gọi là đồng bằng cao. Các dạng đồng cỏ Bắc Mỹ và đồng cỏ châu Âu là các kiểu đồng bằng, và nguyên mẫu cho đồng bằng thường được coi là các đồng cỏ, nhưng các vùng đồng bằng trong trạng thái tự nhiên của chúng có thể được che phủ bằng các dạng cây bụi, đồng rừng hay rừng, hoặc thảm thực vật có thể thiếu vắng trong trường hợp các đồng bằng cát hay đá tại các sa mạc. Các kiểu vùng đất bằng khác mà thuật ngữ đồng bằng nói chung không hay ít được áp dụng là những vùng bị che phủ hoàn toàn và vĩnh cửu như các đầm lầy, các vùng đất trũng lòng chảo (playa) hay các dải băng.
Trong địa chất học, địa lý học và một vài khoa học Trái Đất khác, cao nguyên[1] là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh. Cao nguyên bị xâm thực mạnh được gọi là cao nguyên bị chia cắt. Cao nguyên núi lửa là cao nguyên được tạo ra từ hoạt động núi lửa.
Cao nguyên lớn nhất và cao nhất thế giới là cao nguyên Thanh Tạng[2], được coi là "mái nhà của thế giới" với diện tích khoảng 2,5 triệu km² và độ cao trung bình trên 4.500 m, hiện nay vẫn đang được tiếp tục hình thành do va chạm của mảng kiến tạo Ấn-Úc và mảng kiến tạo Á-Âu. Độ cao của cao nguyên này là đủ để đảo ngược các chu trình đối lưu Hadley và đẩy lùi các trận gió mùa từ Ấn Độ về phía nam.