Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là:
A. Biến đổi môi trường
B. Ô nhiếm môi trường
C. Diến thế sinh thái
D. Biến động môi trường
Những tác nhân gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
A. Do sự phân li không đồng đều của nhiễm sắc thể.
B. Do nhiễm sắc thể bị tác động cơ học.
C. Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào.
D. Do sự phân li đồng đều của nhiễm sắc thể.
Nhận định nào sau đây sai?
A. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí, hóa học.
B. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và giống nhau về các đặc tính sinh học.
C. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
D. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí và giống nhau về các đặc tính hóa học.
Câu 1: Vì sao phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên ?
Câu 2: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
Câu 3: Cho các sinh vật sau: cỏ, dê, chim ăn sâu, sâu, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a. Viết sơ đồ lưới thức ăn từ các sinh vật trên ?
b. Chỉ ra các mắc xích chung của lưới thức ăn trên?
Lĩnh vực nào sau đây không thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại?
A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
B. Công nghệ chuyển nhân và phôi.
C. Công nghệ tạo giống đột biến.
D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
Có Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường như sau:
- ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
- ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
-ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- ô nhiễm do chất thải rắn.
-ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
Mỗi tác nhân cho 3 ví dụ về cách phòng tránh
Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật như thế nào?
Câu 3: (3,0 điểm)
1. Ở địa phương em, những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
2. Theo em chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm không khí?
Câu 4: (1,0 điểm)
Sau khi học xong bài: “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”, Hai bạn Lâm và Hưng tranh luận với nhau.
Hưng nói: Rừng là tài nguyên không tái sinh.
Còn Lâm lại nói: Rừng là tài nguyên tái sinh.
Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao?
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Nhân tố sinh thái được chia thành mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm đó?
2. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các các thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 6: (4,0 điểm)
1. Thế nào là một hệ sinh thái?
2. Cho 2 ví dụ về hệ sinh thái.
3. Giả sử 1 quần xã sinh vật có các loài sau: sâu, vi sinh vật, cầy, cây gỗ, chuột và rắn.
a. Hãy vẽ sơ đồ có thể có về mạng lưới thức ăn trong quần xã sinh vật trên.
b. Nếu trong lưới thức ăn trên, quần thể cây gỗ bị loại bỏ thì quần xã sinh vật sẽ biến động như thế nào? Tại sao?
Câu 7: (3,0 điểm)
1. Ở địa phương em, những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
2. Theo em chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn?
Câu 8: (1,0 điểm)
Sau khi học xong bài: “Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”, Lan và Mai tranh luận với nhau.
Lan nói: Đất là tài nguyên không tái sinh.
Còn Mai lại nói: Đất là tài nguyên tái sinh.
Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao?