Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia ra làm 2 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ). ở mỗi quận có một viên cai trị gọi là quan sứ hay điền sứ với tư cách là sứ giả của nhà vua.
Các lạc tướng đều dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ. Bên cạnh các viên quan sứ còn có 1 viên chức quan võ (tả tướng) và một số quân đồn trú đề kiềm chế các lạc tướng. Bên dưới quận chưa hề có một tổ chức hành chính nào khác. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của Âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trù.
-Từ 111 tr.CN sau khi chinh phục được Nam Việt, nhà Tây Hán đã thay nàh Triệu cai trị Âu Lạc. Nhà Hán chia vùng đất mới chiếm ra làm 9 quận là Đạm Nhic, Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (thuộc Quảng Đông, Quảng Tây), Giao Chỉ (Bắc bộ Việt Nam), Cửu Chân (vùng Thanh – Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (Quảng Bình Quảng Nam). Năm 106 nhà Tây Hán đặt châu Giao Chỉ để thống suất 7 quận miền lục địa. Trụ sở của châu đặt tại quận Giao Chỉ -là quận lớn nhất, tại đất Mê Linh. Đứng đầu châu là một viên thứ sử phụ trách công việc của các quận. Mỗi quận có 1 viên thái thú và 1 viên đô uý (cai quản hành chính – dân sự, quân sự). Dưới quận là huyện từ các bộ phận chuyển thành. Các lạc tướng vẫn nắm quyền cai trị và vẫn được thế tập nhưng đổi gọi là huyện lệnh.
Tuy nhà Hán đã áp đặt được bộ máy ở cấp châu, quận nhưng ở cấp huyện và cấp cơ sở, bộ máy quản lý hành chính cổ truyền của người Việt hầu như vẫn được giữ nguyên.
Từ 23 – 220 nhà Đông Hán thay thế nhà Tây Hán cai trị Âu Lạc và tổ chức bộ máy đô hộ hoàn thiện hơn. Đứng đầu châu Giao Chỉ là chức châu mục, đến năm 42 đổi lại thành thứ sử. Thứ sử phải luôn trụ tại sử làm việc và cử người thay mặt mình về triều đình báo cáo. Giúp việc châu mục có các lại viên gọi là tòng sự sử gồm 7 người: công tào tòng phụ trách việc tuyển bổ quan lại, tào tòng sự … ở cấp quận, ngoài viên thái thú còn đặt thêm chức quận thừa giúp việc và thay thế khi thái thú vắng mặt. ở nhiều quận biên giới đặt 1 viên thừa (ngạch quan văn) làm trưởng sử giúp thái thú. Đến 38, các quận biên giới bỏ chức thái thú và quận thừa, tất cả quyền hành tập trung vào thừa trưởng sử. Thái thú nắm cả quyền quản lý hành chính xét xử và chỉ huy quân sự. Bộ máy hành chính cấp quận chia thành các tào, đứng đầu là các duyên sử, tuỳ từng quận mà có thế đặt thêm chức quan diêm quan, thiết quan (đúc chế sắt), công quan (thu thuế thủ công nghiệp)…
Các huyện thuộc quận, đứng đầu là huyện lệnh, huyện trưởng do các lạc tướng nắm giữ, ăn lương nhà nước. Dưới huyện lệnh là 1 viên thừa (quan văn) và 2 viên uý (quan võ) giúp việc. Bộ máy hành chính cấp huyện cũng chia thành các tào chuyên trách.
Địa bàn nước ta khi ấy nằm trên 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
+Quận Giao Chỉ chia ra 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lâu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Theo Đào Duy Anh: “Quận Giao Chỉ ở đời Hán là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền Tây Bắc còn ở ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán, 1 góc tây nam tỉnh Ninh Bình bây giờ là địa đầu của quận Cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình Kim Sơn (Ninh Bình) bấy giờ chưa được bồi đắp, lại phải thêm, vào đấy một vùng về phía tây nam Quảng Tây”.
+Quận Cửu Chân chia làm 7 huyện: Tư Phố, Cư Long, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên.
+Quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ ảnh, Lê Dung, Tây Quyển, Tương Lâm.