Bài viết số 3 - Văn lớp 7

Lê Thị Thảo Vy

Nêu cảm nghĩ về ông bà

Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 11 2017 lúc 19:41

Đề bài: Cảm nghĩ về bà ngoại. Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về. Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em. Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Bình luận (0)
O=C=O
29 tháng 11 2017 lúc 19:09

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .

Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .

Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .

Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !

Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : "Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn."

Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.

Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuối và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trời lại bất công với bà đến thế ạ!

Mỗi lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cười nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cười đó là nỗi đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đời quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời . Bà ơi! Mỗi khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quại cháu chỉ còn biết chạy lại mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!

Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mới to lớn làm sao khi cháu phải cách xa một người mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà ?

Bây giờ, mỗi khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lại thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh người mà minh yêu thương.

Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

Bình luận (1)
Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 11 2017 lúc 19:39

Đề bài: Cảm nghĩ về ông nội. Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng. Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời. Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói: "Mồ côi cha ăn cơm với cá Mồ côi má lót lá mà nằm" Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất... Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: "Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học". Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là "một nhà khoa học" cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: "Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này". Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ "Lê Đình Phi" cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời. Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn. Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây. Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 11 2017 lúc 19:40

Đề bài: Cảm nghị về bà nội. Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội . Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi . Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà - một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà . Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào ! Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai ! Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.” Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn. Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ! MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ! Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ? Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương. Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
29 tháng 11 2017 lúc 19:53

Trong nhà ai cũng thương yêu tôi nhưng ông là người thương yêu tôi nhất. Tôi rất quý ông. Dù giờ đây ông không còn trên cõi đời này nữa. Bây giờ tôi đã lớn khôn nhưng tôi mong mình được bé lại để ông ôm ấp, vỗ về, được nghe các câu chuyện cổ tích mà tin vào đó. Tôi ước mình có phép tiên giống như các nhân vật cổ tích để hoá phép cho ông trở lại cõi đời. Tôi còn nhớ …

Ông tôi là một bộ đội đã về hưu, ông cũng đã bước qua tuổi bảy mươi rồi. Dáng ông cao, gầy, lưng hơi còng. Gương mặt ông hiền từ, trên da mặt nổi nhiều đồi mồi. Tuy đã già nhưng mắt ông vẫn còn tinh lắm. Hồi đó tôi rất thích được ông cõng trên lưng để ông làm ngữa cho tôi cỡi. Tôi để ý thấy trên vai ông có một cục u nhỏ. Tôi đã hỏi ông về cục u đó, ông bảo khi còn trẻ ông hay làm việc nặng, gánh nhiều đồ, cho nên dần dần cục u đó nổi lên, nó đạ theo ông suốt từ thời trai trẻ tới bây giờ. Tôi không hề thấy sợ nó mà còn lấy tay xoa xoa chỗ khối u. Nhưng tôi đâu ngờ nó lại chính là nguyên nhân khiến tôi phải xa ông.

Có lẽ trong nhà, tôi là người gần gũi với ông nhất, lúc nào tôi cũng bám theo ông như cái đuôi bóng, nghe ông kể chuyện cổ tích. Tôi rất thích theo ông ra vườn. Cái vườn do ông dựng lên, ông trồng biết bao là cây, nào là cây ăn quả, cây hoa, cây kieng,…^? Ông rất hay bắt sâu và tỉa cành cho cây. Ông còn dạy tôi cách chăm sóc nữa cơ. Điều làm tôi thích nhất ở khu vườn là những quả chín. Mỗi lần tới mùa quả chín ông lại khều cho tôi ăn. Tôi rất sung sướng khi nhận chùm quả từ tay ông. Cái vị ngọt cùa quả cũng giống như tình yêu thương mà ông dành cho tôi.

Rồi tôi lên lớp một, ba mẹ tôi chuyển nhà vào thành phố làm ăn, để tôi ở lại với ông bà. Lúc đầu tôi rất nhớ ba mẹ và rất hay khóc. Ông đã rất khổ vì tôi, vì những lúc nhớ mẹ mà tôi không ăn uống, không đi học mà chỉ ngồi một chỗ mà khóc. Bà tôi cũng thương tôi nhưng vốn nóng tính bà đạ mắng tôi. Ông tôi tuy hiền lành nhưng vẫn nói lại bà, ông bênh tôi. Ông nói tôi còn nhỏ, cần được bảo ban từ từ. Thế rồi ông o6nm tôi vào lòng, vỗ về an ủi tôi. Từ đó tôi đã không khóc nữa, chịu ngoan ngoãn vâng lời ông bà. Ông chăm sóc tôi từng li từng tí, đến trường đón tôi, có món gì ngon ông cũng cho tôi, nấu nước cho tôi tam,…Dường như tình yêu của ông đã làm tôi quên đi mẹ. Tuy cũng nhớ mẹ nhưng mỗi lần mẹ về thăm, tôi không còn quấn quýt với mẹ như trước nữa. Thế mà chỉ một buổi đi tham quan với trường mà tôi đã thấy nhớ ông, chỉ muốn quay về ngay.

Rồi năm tôi lên lớp sáu, ba mẹ tôi về ở gần nhà ông, tôi dọn về ở với ba mẹ. Vì bận học, bận làm và mải chơi quá nên ít qua thăm ông. Nhiều lúc ông nhơ ùtôi quá nên qua thăm tôi. Ông hỏi tôi sao không sang thăm ông. Tôi hứa với ông sẽ sang ông nhiều hơn. Nhưng tôi chưa kịp thực hiện lời hứa thì ông phải vào bệnh viện. Nghe bác sĩ nói ông bị ung thư, lí do là khối u trên lưng ông. Bác sĩ nói ông không thể chữa được nữa và ông chỉ còn sống được mấy tháng nữa thôi. Nghe vậy tôi thấy sợ vô cùng. Tôi đã từng nhĩ tới việc phải xa ông mãi mãi. Nhưng rồi chuyện ấy bây giờ lại đến với tôi. Tôi sắp phải xa ông. Tôi hối hận vì đã mải chơi mà không qua thăm ông. Từ đó mỗi lúc đi học về là tôi cứ quấn quýt bên ông.

Tôi cố gắng chăm sóc ông thật tốt. Thế rồi một bữa tôi đi học về thấy trong nàh đông người, tôi linh cảm có chuyện không hay. Bước vào thì nghe mẹ bảo ông sắp đi rồi. Tôi oà lên khóc và nhào tới nên giường ông. Ông nở một nụ cười mãn nguyện bảo tôi hãy cố gắng học hành, vâng lời cha mẹ. Tôi vâng dạ theo ông. Ông nhìn con cháu lần cuối rồi thanh thản ra đi. Trong đám tang ông tôi đã khóc rất nhiều. Và sau đó tôi không thể nào chấp nhận được sự thật này. Hình ảnh ông vẫn còn trong tim tôi.

Bây giờ tôi đã lớn khôn, đạ trưởng thành rồi. Ông tôi vẫn luôn ở trong lòng tôi, Mỗi lần về lại khu vườn tôi vẫn thấy hình bóng ông vẫn còn ở đó. Giờ đây tôi bắt đầu suy nghĩ về điều mà tôi hứa với ông năm ấy. Sẽ cố gắng học giỏi và vâng lời cha mẽ như lời ông đã dặn.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
29 tháng 11 2017 lúc 19:53

Hai tiếng “Ông nội” trong tôi là hai từ vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cả tuổi ấu thơ của tôi đều gắn liền với những kỉ niệm về người ông yêu quý.Những kỉ niệm ấy được ông vun đắp và gieo trồng tạo nên một góc đẹp trong tâm hồn tôi. Vậy mà giờ đây ông đã yên giấc ngàn thu. Nhưng hình ảnh ông sẽ mãi là ngọn lửa không tắt trong trái tim tôi .

Lúc nhỏ, tôi sống với bố mẹ, ông. Nghe mẹ kể lại khi tôi nhỏ xíu, bố mẹ đi làm tối không về, tôi khóc suốt, ông phải thức đêm để dỗ tôi.Cho tới tận bây giờ cái mùi trầu thơm thơm ông nhai vẫn còn mơn man trong tâm hồn tôi.

Hồi đó người đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, tiếng nói ngượng nghịu của tôi chính là ông. Ông luôn kiên nhẫn cầm tay và hướng dẫn tôi đi, luôn chỉnh sửa lời nói cho tôi. Ông tôi bảo khi tôi biết nói lời đầu tiên tôi gọi là “Ông”. Lúc đó, ông ngạc nhiên và vui lắm vì trẻ con khi biết nói làm sao nói được luôn từ khó như từ “Ông” được.

Người đầu tiên dạy dạy cho tôi biết yêu thương mọi người, giúp đỡ các bạn cùng lớp dậy khi vấp ngã. Người đầu tiên đã mang cả thế giới đến bên tôi. Người đã nâng đỡ chở che cho tôi trong sự bỡ ngỡ lạ lẫm khi tôi tự bước những bước đi đầu đời. Đó là ông, chính vì lẽ đó mà hình ảnh ông đã chiếm chọn trái tim thơ ngây của tôi.

Lớn hơn một chút tôi đã biết nói nũng nịu với ông :”Con hông chơi với ông, ông hông mua gấu cho chon”. Ông ôm tôi vào lòng thủ thỉ :” Con à,cố gắng ngoan ngoãn và học thật giỏi ông sẽ mua gấu thật to cho con nha”., Câu nói ấy của ông giờ đây vẫn còn vang vọng trong tôi như một lời nhắc nhở tôi phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa. Ông chính là động lực, là bến bờ đem đến cho tôi niềm tin và hi vong

Tôi còn nhớ rất rõ ông và tôi sống trong một căn nhà mái ngói ngoài sân kê một chiếc võng. Làn gió mát rượi xen lẫn nhũng câu chuyệnOông kể về Tâm Cám, Thạch Sanh nhẹ nhàng đưa tôi vào giấc ngủ. Nghe những câu chuyện ông kể tôi tròn xoe mắt há hốc mồm như nuốt lấy từng lời ông kể. Ông dặn tôi rằng ” Con phải ngoan ngoãn như Tấm, tốt bụng chăm chỉ như lọ lem để luôn được mọi người yêu quý và con phải nhớ phải rộng lòng giúp đỡ mọi người như ông bụt bà tiên” tôi thật sự rất hiểu và cảm ơn những lời ông dạy. Tôi sẽ mãi cố gắng để có một tâm hồn đẹp như ông vậy. Cảm ơn ông đã đem cả thế giới đến bên tôi giúp tôi làm quen và cảm nhận nó. Ở bên ông tôi luôn tìm đựơc sự ấm áp đến lạ kì. Ông như ông tiên hiền hậu trong truyện cổ tích với bao phép lạ kì bí. Ông luôn là người tôi hãnh diện khoe với lũ ban. Nhìn ánh mắt thán phục của bọn bạn với ông tôi, tôi thấy hạnh phúc lắm!

Tuổi thơ tôi với bao hờn dỗi vui buồn đã qua đi, tôi bắt đầu bước chân vào cuộc sống này. Một sự kiện và có lẽ là thử thách đầu tiên đến với tôi đó là lúc tôi vào lớp 1. Buổi tối đó tôi hồi hộp vô cùng đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ cái cảm giác bồn chồn ấy. Chỉ ngày mai thôi tôi không còn tung tăng đi chơi với lũ bạn nữa mà đã trở thành một bé gái lớp một. Tôi sẽ quen bạn mới, trường mới , thầy cô mới.. Dường như hiểu được suy nghĩ của tôi ôngôm tôi và nói :” Ông tin con sẽ làm được, con sẽ học giỏi ngoại luôn ở bên và ủng hộ con”

Một con bé ham chơi, ham ăn, ham ngủ như tôi lạ lẫm vô cùng khi cầm bút kiên nhẫn ngồi viết. Thế nhưng ông đã ở bên, uốn nắn cho tui từng chữ. Những nét chữ dần đẹp và thẳng hàng hơn nhiều. Có lúc ham chơi không làn bài ông không đánh mắng mà nhìn ông tôi biết rằng ông đang buồn lắm .Tôi ân hận vô cùng thầm nhắc mình phải thật thật cố gắng để không làm ông phiền lòng. Tôi hãnh diện khoe với ông những điểm mười đầu tiên. Đó chính là minh chứng cho sự cố gắng của tôi. Ông mỉm cười xoa đầu tôi hài lòng. Lại một lần nữa ông giúp tôi hoàn thiện hơn bản thân mình, giúp tôi vững bước trong cuộc sống. Tất cả những gì ông làm, những lời ông nói đều hay vô cùng. Tôi cảm nhận được sự bình yên khi bên ông.

Khi lên lớp 4 gia đình tôi trở nên khá giả và có điều kiện hơn. Bố mẹ xin bà rước tôi về nhà. Từ đó, tôi ít có thời gian lên thăm nhà vì bố mẹ bận. Tôi vô tình không nhận ra ông đã yếu đi nhiều,tóc bạc dần.Càng lớn tôi càng vô tâm, lạnh nhạt và tránh những cử chỉ yêu thương của ông, chắc lúc đó ông buồn lắm

Rồi có một ngày ông ốm nằm viện. Ông gầy đi trông gương mặt xanh xao nhưng lúc nào cũng thế, không muốn làm phiền đến con cái. Nhìn thấy bà, tim tôi như thắt lại, cổ họng nghẹn ứ. Bác sĩ nõi những gì ông còn níu giữ được trong cuộc sống này chỉ còn được tính bằng từng ngày. Khi tôi đang học ở trường, mẹ tôi điện vào, tôi bàng hoàng sững sờ khi nghe mẹ nói ông đang hấp hối, người ông muốn gặp nhất là tôi. Tôi oà khóc nức nở, khóc cho sự vô tâm của tôi, khóc cho những gì tôi chưa làm được với ông. Khi về tới nhà, tôi oà khóc ôm lấy ông nói: “Con yêu ông nhiều lắm, ông đừng đi hãy ở bên con đi bà”. Lời nói của tôi lúc này phải chăng đã quá muộn, ông nắm tay tôi và nói:” Ở nơi nào đó bà vẫn luôn hướng về con…”. Phải chăng khi đánh mất cái gì mình đang có thì mình mới biết quý và trân trọng nói hơn. Người ông yêu quý của tôi đã ra đi, ra đi mãi mãi. Trước khi mất, ông không một lời trách cứ ai hết. Chính cái sự vị tha của ông đã khiến tôi buồn thêm. Mong rằng ở nơi xa, ông sẽ hạnh phúc như những niềm hạnh phúc mà ông đã mang đến bên tôi. Ngày nào tôi cũng nhớ và cầu nguyện cho ông luôn hạnh phúc, vui vẻ.


Bình luận (0)
Ann Vũ
1 tháng 12 2017 lúc 9:35

Bà ngoại – Hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi – nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi…

Nhắc đến bà ngoại là nhắc đến một miền kí ức tuổi thơ tôi đầy nắng gió. Mẹ tôi kể rằng: Hoàn cảnh gia đình lúc sinh tôi rất khó khăn, cha mẹ phải chạy vạy cật lực, làm hết nghề này đến nghề khác, đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm từng đồng lo cơm từng bữa. Ngoại đã nhận trông nom tôi để cha mẹ đỡ vướng bận. Từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, tôi đã sống cùng bà, được bà bón cho từng giọt sữa, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà ngoại đã chiếm hầu hết kí ức tuổi thơ tôi và để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc.

Ngoại tôi là một người phụ nữ truyền thống, bà có những đường nét rất riêng của phụ nữ Á Đông. Bà ngoại không cao người, gầy và có làn da chi chít những nốt đồi mồi. Mũi của ngoại không cao, mặt của ngoại cũng không trái xoan, trái táo như cái chuẩn đẹp tôi thường nghe, tôi thấy ngoại đẹp một nét đẹp bình dị, nét đẹp của làng quê, của con người lao động. Tóc bà không bạc phơ như bà tiên trong những câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường hay đọc mà đen một màu đen nhánh có điểm vài sợi bạc. Đặc biệt nhất, nói đến bà ngoại, chắc chắn tôi không thể không nhắc đến đôi bàn tay kì diệu hình như có thể vì tôi làm được mọi thứ trên đời. Hình ảnh người bà với đôi bàn tay chai sạn, nhăn nhúm do một thời tảo tần hết sống vì con rồi lại lo cho cháu bỗng dưng trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí tôi ngày ấy và cả bây giờ.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc, chở che của ngoại. Nhưng chưa được bao lâu thì tôi phải tạm sống xa người bà đáng kính…Khi cuộc sống mưu sinh đã không còn là gánh nặng, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đã vơi đi phần nào, cha mẹ tôi đã tìm được việc làm ổn định ở thành phố và đón tôi lên đấy. Đêm trước ngày đi, tôi ngủ cùng bà, được bà ôm tôi vào lòng dặn dò đủ thứ: Nào là lên trên đó phải nghe lời cha mẹ, cố gắng học hành, nào là không được học đòi chúng bạn ăn chơi trác táng, đi sớm về khuya, nào là phải ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ,…Hằng hà sa số những điều mà ngoại đã dặn tôi trong đêm đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Lúc tiễn tôi bà đã khóc, bịn rịn vén tóc tôi mà nghẹn ngào: “Đi đường mạnh giỏi nghen con, khi nào nghỉ hè thì về thăm ngoại”…

“Tổ cha mày, đi bao lâu rồi mới về?”. Đó là câu nói cửa miệng của ngoại mỗi khi tôi về thăm. Câu nói bình dân nhưng nghe sao tình nghĩa quá, thi vị quá. Ngoại vẫn cứ hay mắng yêu tôi như thế, rồi xoa đầu, ôm tôi hôn lấy, hôn để như thể sợ người khác sẽ giành mất đứa cháu gái của bà…Ngoại cứ như trẻ lại khi tôi về quê nghỉ hè, ngoại luôn miệng nói cười và tíu tít “khoe” thành tích học của tôi với những người hàng xóm, láng giềng. Những lúc ấy, tôi thấy ánh lên trong mắt ngoại sự tự hào và cả niềm hãnh diện…Điều đó là tôi cảm thấy vui xiết bao!!! Tôi tự nhủ với mình rằng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa…

Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai…Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để tìm về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? “Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại…”.

Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:“Giờ đây con khôn lớn/ Bà biền biệt trời xa/ Gai đời đâm nhức buốt/ Biết về đâu tìm bà/ Bà ngoại ơi, bà ngoại/ Trọn đời thương nhớ Người/ Trong tâm hồn thơ dại/ Mãi bóng hình ngoại tôi”…

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngọc
Xem chi tiết
Vy Vy
Xem chi tiết
cự giải dễ thương♥♥♥
Xem chi tiết
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Alone
Xem chi tiết
Dương Thị Ngọc Hân
Xem chi tiết
nguyễn thị phương thảo
Xem chi tiết
rtte
Xem chi tiết