Hướng dẫn soạn bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Nguyễn Thị Bình Yên

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Suy nghĩ và cảm nhận của em về câu nói:"Trên con đường thành công không có dấu chân của của kẻ lười biếng".

Linh Kiều
11 tháng 3 2019 lúc 22:18

MB: - gt dẫn dắt vào vất đề

- Trính nhận định :"trên đường ...."

TB:

* giải thích

- " thành công " là khi ta đặt được những dự định mà ta đã đặt ra , những hoài bão những khát vọng...

-"dấu chân" là dấu vết của những bước chân ta đi

- " kẻ lười biếng" là những kẻ không chịu làm việc ,không muốn lao động .

=> khẳng định nhận định đúng : khi trên con đường chinh phục để đến với những ước mơ, hoài bão , để chinh phục thành công của mình thì sẽ không có dấu chân của những kẻ lười biếng, những kẻ không biết cố gắng ,tìm tòi ,học hỏi chỉ biết ỷ lại vào người khác

* bàn luận tính đúng đắng của vấn đề

- nhận định là đúng đắn khi nói về cuộc sống để bước tới thành công sẽ không có dấu chân của những kẻ lười biếng

-không có một thành công nào là ko phải đánh đổi = công sức của chính bản thân mình

- ta có thành công nghĩa là ta đã tìm được hạnh phúc , đạt được mơ ước , hoài bão của mình

- trên con đường thành công ta có thể vấp ngã những những thất bại đó cũng chính là trang bị cho ta chinh phục thành công

* Dẫn chứng thực tế

- những con người thành công

+Walt Disney đã từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star chỉ vì họ nói rằng: “ông thiếu trí tưởng tượng và không có những ý tưởng tốt”, bộ phim hoạt hình chú chuột Mickey nổi tiếng ngày đó cũng từng bị từ chối nhiều lần vì họ e ngại bộ phim sẽ khiến phụ nữ sợ hãi Bộ phim “Ba chú heo con” cũng rơi vào tình trạng tương tự vì nó chỉ vẻn vẹn có 4 nhân vật và công ty đầu tiên của ông, Laugh-O-Gram animation studio bị phá sản.Cứ thế thất bại này nối tiếp thất bại khác, có thể bạn không tin nhưng ông đã từng bị từ chối 302 lần trước khi gom góp đủ tiền thành lập công ty Walt Disney, công ty đã kiếm được hàng tỷ đô mỗi năm. +J.K Rowling trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất thế giới, bà đã từng có cuộc sống vô cùng khổ sở: ly dị chồng, một mình nuôi con, túng thiếu mọi bề. Thậm chí, bà khó khăn đến mức không có tiền để in bản viết tay cuốn sách Harry Porter của mình vì vậy mà bà đã phải gõ hơn 9000 từ trên chiếc máy đánh chữ cũ thủ công để gửi đến các nhà xuất bản. +Donald Trump trước khi sở hữu khối tài sản khổng lồ lên đến 4,5 tỷ USD và được ghi vào sách kỷ lục Guiness đã từng là con nợ khủng nhất trong lịch sử tài chính với món nợ 1 tỷ USD. Một ngày nọ, ông vừa chỉ tay về phía một người đàn ông vô gia cư vừa nói với con gái mình rằng “Con có nhìn thấy người đàn ông đằng kia không? Ông ấy đã từng là một tỷ phú giàu có hơn cả cha. Và bây giờ thì ông ấy đang ở đáy bùn của xã hội”. - bên cạnh đó là những con người chỉ biết ỷ lại vào người khác , không tự đi trên chính đôi chân của mình mà lại mong muốn có được thành công. ( phê phán , ko nên nêu dẫn chứng cụ thể ) * bài học và rút ra nhận thức cho bản thân - cần phải cố gắng học hỏi , rèn luyện lao động để có được thành công trên chính đôi chân của mình - biết cố gắng ,biết tự đứng dậy sau những thất bại, không nản lòng trước những khó khăn thử thách - không lười biếng ,ỷ lại, trở thành những kẻ lười biếng ....( còn nhiều bài học tự rút ra ) KB : khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề kêu gọi mọi người hưởng ứng... bla bla

Bình luận (0)
Đạt Trần
11 tháng 3 2019 lúc 22:26
Mở bài:

Đại văn hào Vichto Hugo đã từng nói: “Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét”. Còn nhà văn Lỗ Tấn lại cho rằng: Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng. Quả thực lười biếng đang trở thành một căn bệnh của xã hội hiện nay. Đặc biệt là thế hệ trẻ. Nó diễn ra âm thầm và từ từ xâm nhập sâu hơn vào đời sống con người trở thành một hội chứng xã hôi nghiêm trọng.

Thân bài: Thế nào là thành công?

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về thành công. Nhưng để trả lời được câu hỏi“Thành công là gì?” một cách thống nhất dường như là rất khó. Kể cả đối với những người là doanh nhân, học giả nổi tiếng hay nhà khoa học.

Hiểu một cách đơn giản thành công là vượt qua khó khăn trở ngại đạt được điều mình mong muốn trong công việc và trong đời sống. Có người cho rằng thành công là đạt đến sự giàu có. Người khác lại nghĩ thành công là khi tìm thấy được hạnh phúc và sự yên bình.

Lười biếng là gì?

Lười biếng là trạng thái ngược lại với siêng năng. Có thể hiểu lười biếng là sự trì trệ, lười nhác xảy ra trong bản thân con người. Người lười biếng không muốn suy nghĩ, tư duy, sáng tạo hay lao động sản xuất. Thậm chí là không muốn thực hiện các hoạt động sống của bản thân một cách bài bản. Bởi thế, thói lười biếng được xem là cội rễ làm khởi sinh những thất bại trong cuộc đời con người.

Trên đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng có nghĩa là trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích. Họ sẽ sớm bỏ cuộc và nhận lấy sự thất bại.

Tại sao người lười biếng thì không thể thành công

Sự lười biếng chính là bản chất của những kẻ tầm thường và thất bại. Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng trong sự lao động mới có sự nghỉ ngơi. Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,… chính là thất bại. Kẻ lười biếng sẽ không bao giờ đi hết con đường để nhận lấy phần thưởng xứng đáng.

Người lười biếng thường thiếu tin tưởng vào bản thân. Họ không có động cơ để cố gắng, thường xuyên xung đột về tư tưởng và mục đích trong hành động. Từ đó, họ thường buông bỏ công việc, tìm đến lối sống buông thả an nhàn. Trên bước đường thành công, nhất định người lười biếng sẽ bị loại bỏ.

Bản chất của lao động là một chuỗi các hành động đúng đắn tạo ra được hiệu quả hướng đến mục đích. Các hoạt động của người lười biếng hầu hết không tạo ra động lực. Nó không đủ sức mạnh để thúc đẩy công việc đi đến thành công và họ thường dễ chấp nhận một kết quả nào đó.

Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển cao, lượng tri thức đồ sộ, nếu lười biếng ta không thể bắt kịp tốc độ tiến bộ của cuộc sống, sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau, rơi vào tình trạng ngu dốt và nghèo đói. Lười biếng là mầm móng của sai lầm và tội lỗi.

Làm thế nào để thành công trong công việc và trong đời sống?

Trước hết, muốn đạt đến thành công nào đó chúng ta phải xác định mục tiêu sống lành mạnh, tiến bộ và nhân văn. Luôn rèn luyện và nâng cao bản lĩnh sống. Bởi chỉ có con đường chân thiện mới dẫn chúng ta đến bầu trời chân lí.

Phải sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ lớn lao hướng đến một tương lai tươi sáng. Phải hành động mãnh liệt, kiên trì, đối mặt và chiến thắng nghịch cảnh để vươn lên.

Phải có tình yêu cuộc sống mãnh liệt, yêu thương con người và quyết tâm xây dựng một thế giới công bằng, tiến bộ, văn minh. Luôn ý thức kỉ luật bản thân, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp trở thành người mẫu mực trong xã hội.

Luôn kiên trì học tập, kiên trì làm việc, sẵn sàng vấp ngã và dũng cảm đứng dậy là bí quyết của người thành công. Thành công không phải là cuối cùng, thất phải không có nghĩa là chấm hết. Điều quan trọng là phải có tinh thần quả cảm để bước tiếp về phía trước.

Bài học nhận thức:

Trong cuộc sống không có điều gì dễ làm mà mang lại thành quả lớn. Khó khăn càng lớn thì thành công càng cao. Bởi thế, phải năng động, sáng tạo và quyết liệt trong công việc để có thể vượt qua thất bại đạt đến thành công trong cuộc sống này.

Kết bài:

Cuộc sống luôn rất công bằng với những ai luôn biết phấn đấu. Điều bất công ta thường thấy trong xã hội hãy xem là những “tai nạn”, những “rủi ro” mà trên bước đường đời ta vấp phải. Dù có thất bại nặng nề, dù có bị phủ nhận hay lãng quên thì hãy can đảm đứng lên bằng tất cả nghị lực của mình, bằng sức mạnh của trí tuệ và lòng quả cảm thì nhất định bạn sẽ gặt hái thành công.

Bình luận (0)
minh nguyet
11 tháng 3 2019 lúc 22:29

Tham khảo nhé!!!

Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

· Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề

· Trích dẫn câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”

b. Thân bài

· Giải thích

o Thành công? Thành công là đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng, là sống đầy đủ về tinh thần và vật chất, là nhận được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống; là được sống hạnh phúc, vui vẻ, mở lòng với thế giới, có ích với mọi người; là mục đích cao quý, đích đến cuối cùng của con người trong đời….

o Lười biếng là thói quen xấu làm suy giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, làm việc, là ỷ lại vào người khác, không tự thân vận động …. → Người lười biếng là người ngại suy nghĩ, không muốn học tập, không muốn lao động, ngại vận động.

o Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

· Bàn luận:

o Câu nói trên là một cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về bước đường đến thành công

o Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường bằng nhung lụa.

o Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổ bằng mồ hôi và công sức, trong suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.

o Chứng minh câu nói bằng dẫn chứng thực tế (Dẫn chứng: Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, một học sinh giỏi có ước mơ hoài bão cao đẹp không thể là một người lười nhác, thụ động, …)

o Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.

o Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận đúng đắn để con người đến với thành công. Không một thành quả nào lại không có sự nổ lực cố gắng, không một kết quả tốt đẹp nào lại chỉ có những bước chân lười biếng. Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa.

o Trên bước đường thành công, đôi khi không chỉ cần sự cần cù, chăm chỉ… mà còn cần cả những ý tưởng sáng tạo, sự thách thức của cuộc sống để con người vượt qua bằng nghị lực và bản lĩnh, niềm đam mê và khát khao cháy bỏng giữa cuộc đời.

· Bài học về nhận thức và hành động:

o Cần phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ, cần cù để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống vươn đến sự thành công.

o Tránh những thói hư tật xấu làm đình đốn trì trệ con đường đến với sự thành công: lười biếng, ỷ lại, tự thỏa mãn với bản thân,…

c. Kết bài

· Bài học cho mỗi cá nhân về nhận thức và hạnh động bằng suy nghĩ chân thực.

· Mở rộng vấn đề bằng cách nghĩ của mỗi cá nhân về câu nói ấy trong cuộc đời.

Bài văn:

Trong cuộc sống, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn gặt hái được nhiều thành công. Thành công, đó có thể là lúc chúng ta tự mình nỗ lực đặt chân lên đỉnh núi cao vời vợi rồi lặng ngắm cả thế giới, là phút giây giật tung dải ruy băng và vỡ òa trong chiến thắng vì biết mình là người về đích trên đường đua sớm nhất,… Đó chính là kết quả của sự rèn luyện và phấn đấu không ngừng. Không ai trong chúng ta đạt được thành công mà không phải chăm chỉ, mệt mài, khổ luyện. Cũng giống như câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”

Thành công là khi bạn đạt được một mục tiêu, một điều gì đó trong cuộc sống và có lẽ thành công là ước muốn của rất nhiều người. Một con người thành công thường là người có đỉnh cao trên con đường công danh sự nghiệp, có địa vị nhất định. “Lười biếng” là không chịu làm việc, không chịu suy nghĩ, là thụ động, không cố gắng nỗ lực phấn đấu. Còn “dấu chân” là một cách nói hình tượng để chỉ những dấu ấn của con người trên bước đường thành công, những con người đó là những con người luôn lao động miệt mài, chăm chỉ học tập, sáng tạo không ngừng nghỉ. Và học xứng đáng được bước trên con đường đó. Nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” tức là khẳng định hành trình đến thành công không bao giờ có sự góp mặt của những kẻ lười biếng. Và chúng ta không thể thành công nếu không chăm chỉ, miệt mài làm việc và cố gắng theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra. Cánh cửa thành công chỉ chào đón những ai nỗ lực không ngừng nghỉ.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

Bình luận (0)
zed & ahri
12 tháng 3 2019 lúc 21:32

I. Mở bài.

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao.

II. Thân bài.

1. Giải thích.

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,... mới đến được thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công.

- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

Phân tích.

- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).

+ Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.

- Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.

Chứng minh trong: học tập, lao động, nghiên cứu,...

Bình luận.

- Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,... thì mới có kết quả như mong muốn.

- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...

- Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

3. Mở rộng.

III. Kết luận.

- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu.

- Bài học cho bản thân và những người khác

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phạm Quang Anh
Xem chi tiết
Na Nguyễn
Xem chi tiết
Just a bad coder
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
Xem chi tiết
huấn Lê
Xem chi tiết