Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đàm thị như quỳnh

Hiện nay trên tivi , báo trí ngay cả trên trường cậy sức mạnh có hiện tượng bắt nạt kẻ yếu như anh chàng dế mèn em hãy viết nhận xét của em về hiện tượng trên ?

Phạm Minh An
16 tháng 5 2019 lúc 20:47

Hiện nay trên tivi , báo trí ngay cả trên trường có hiện tượng cậy sức mạnh rất nhiều .

Mới đây, một nữ sinh lớp 9 đã bị bạn đánh đập dã man tại một trường THCS ở Hưng Yên. Gia đình nạn nhân đã gửi đoạn clip ghi lại hình ảnh này đến cơ quan báo chí để được giúp đỡ.

Người nhà của em học sinh bị đánh hội đồng cho biết, em học sinh này đã bị các bạn bắt nạt và từng đánh một vài lần từ đầu năm học này đến nay, nhưng đây là lần nghiêm trọng nhất, thậm chí nhóm này còn quay clip và phát tán lên mạng.

Theo hàng xóm xung quanh, em học sinh bị đánh là một học sinh ngoan ngoãn và hiền lành, gia đình thuộc diện khó khăn. Bố em không biết chữ, làm phụ vữa, mỗi tháng chỉ kiếm được 1 - 2 triệu đồng; mẹ em là công nhân dệt may, lương tháng tăng ca cũng chỉ được 4 - 5 triệu đồng.

Đến chiều 30/3, theo ghi nhận của phóng viên, tình hình sức khỏe của em học sinh bị đánh đã có tiến triển. Em trả lời với báo chí rằng mình bị các bạn bắt nạt vì bản tính vốn rất hiền lành. Còn vụ việc bị đánh hôm trước là do các bạn bắt em viết hộ một văn bản để nộp cho cô giáo, nhưng em không viết, khi cô giáo bắt nộp các bạn không có để nộp, nên quay ra đánh em.

Chính quyền địa phương ban đầu đã đưa ra hình thức xử lý. Giáo viên chủ nhiệm của lớp em học sinh bị đánh sẽ bị điều chuyển sang lớp khác. Trong khi đó, vị Hiệu trưởng trường - ông Nhữ Mạnh Phong - bị tạm đình chỉ công việc điều hành 15 ngày, bắt đầu từ ngày 1/4.

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, sáng nay (31/3), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Đoàn công tác của Bộ đã tới Hưng Yên để làm việc với tỉnh, các ngành liên quan, đồng thời chỉ đạo xử lý vụ việc.

Theo kết quả khảo sát về tình trạng bắt nạt học đường của Tổ chức Plan, 40% học sinh được hỏi cho biết đã từng bị bắt nạt ở trường học. Một nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, vào năm 2010 đã đưa ra kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của Plan.

Theo đó, có khoảng 38% số trẻ ở độ tuổi tiểu học và THCS được hỏi cho biết đã từng bị bắt nạt. Có nhiều hình thức bắt nạt khác nhau như: bắt nạt về thể chất, bị đánh đập; bị bắt nạt về các mối quan hệ, chẳng hạn như cô lập, không cho chơi cùng. Hai hình thức bắt nạt này chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, còn có hình thức bắt nạt về sở hữu như: bị trấn lột tiền, đồ dùng học tập, bị phá hoại đồ dùng học tập, sách vở; bắt nạt về giá trị nhân phẩm như: bị nói xấu, bị chê bai, bị nhận xét và xúc phạm.

Các nghiên cứu khoa học về hiện tượng bắt nạt học đường đã chỉ ra rằng bắt nạt gây ra nhiều hậu quả tai hại. Nạn nhân có thể bị cô lập, bị loại khỏi nhóm bạn, học hành giảm sút, ít tham gia hoạt động trường lớp. Ngoài ra, hậu quả về mặt phát triển cảm xúc còn kéo dài cho đến mãi sau này, như: cô đơn, lo âu, trầm cảm, thu mình, kém tự tin. Có những em sẽ thấy cuộc sống thật khó khăn, nhìn đâu cũng thấy đe dọa, nguy hiểm rình rập, không có ai yêu thương, thấy bản thân mình vô dụng. Nguy hiểm hơn, khi bị bắt nạt, có gần 13% các em có suy nghĩ trả thù. Điều này khiến các em có thể gây nên những hành động bạo lực nguy hiểm, không kiểm soát được; đồng thời tạo ra một môi trường học đường kém thân thiện, thậm chí kém an toàn cho học sinh.

Đây là giáo án của mình , bạn có thể lược bỏ 1 số thánh phần nha .


Các câu hỏi tương tự
ngô gia khánh
Xem chi tiết
Trần Lê Quỳnh Yến
Xem chi tiết
Kim Taehyungie
Xem chi tiết
Kaity
Xem chi tiết
Duyên
Xem chi tiết
Chu Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Giang Luu
Xem chi tiết
Mai Hoàng
Xem chi tiết
Aocuoi Huongngoc Lan
Xem chi tiết