BN THAM KHẢO DÀN Ý NÀY ĐỂ SÁNG TẠO THÊM NHÉ
Dàn ý Nghị luận về thực trạng tin giả trong thời điểm dịch Covid-19
Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.
Thân bài
- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc
Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…
- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.
+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.
- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.
Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.
+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.
+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tổng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện đóng cửa, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…
+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.
+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.
+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.
- Phê phán những hành động xấu
Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.
+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.
+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…
- Phát huy tinh thần đoàn kết
Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.
Kết bài
- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.
Tham khảo nha em:
Có một câu nói rất hay rằng: “Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác, con người là thế. Chúng ta muốn sống hạnh phúc bên nhau chứ không phải khổ sở cùng nhau. Đó chính là lòng nhân ái.” Dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành khắp các quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau nhưng đó cũng chính là một phép thử cho chúng ta về lòng nhân ái. Virus vốn dĩ sinh tồn theo kiểu bất chấp, tìm mọi cách để sinh tồn mà không để ý đến sự thiệt hại của ai khác. Vậy con người liệu có hành xử như những con virus hay không? Thực tế cho thấy phần lớn con người đang sống trong cộng đồng đều đã và đang nỗ lực hết mình để giảm thiểu, cải thiện dịch bệnh; đều thực hiện tốt quy định, cách ly sau khi trở về từ vùng dịch. Thật cảm động biết mấy trước hình ảnh người Nhật xếp hàng mua khẩu trang, đổ xăng nửa bình để ai cũng được đổ. Đó là gì nếu chẳng phải lòng nhân ái của con người? Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những cá nhân sống vị kỉ: trốn cách ly, khai báo thiếu trung thực, tích trữ khẩu trang, lương thực… Vì virus không có bất cứ kế hoạch nào nên tất cả phụ thuộc vào ý thức con người. Chúng ta hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe của mình, cách ly bằng tinh thần tự nguyện. Chúng ta muốn ngăn chặn virus thì cần trung thực khai báo, không che giấu gây hoang mang, trở ngại. Cả nhân loại đang cần tình người bộc lộ hơn bao giờ hết, cần quay lại với sự bao dung để bao bọc, hi sinh cho nhau trong cơn hoạn nạn. Chúng ta hãy cùng nhau chiến thắng đại dịch