Bài viết số 3 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
đỗ thị kiều trinh

hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong 1 ngoại ngữ mà em học (tiếng Anh ,tiếng Nga,tiếng Trung Quốc,...)

Nguyen Thi Mai
23 tháng 9 2016 lúc 16:05

Đại từ xưng hô trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ít hơn trong tiếng Việt. Nếu xét về ý nghĩa biểu cảm thì các đại từ xưng hô trong các ngôn ngữ ấy nhìn chung không mang nghĩa biểu cảm.

Thảo Phương
23 tháng 9 2016 lúc 16:43

Đại từ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng lại có giá trị gợi cảm cao, tuỳ vào từng ngữ cảnh mà có từ ngữ xưng hô cho phù hợp.

VD: Khi vui vẻ ta có thế xưng hô:                

 - Cậu đã làm bài tập chưa?                

 - Mình đã làm rồi.

Khi bực bội cáu giận:                  

- Mày đã ăn cơm chưa?                

 - Tao chưa ăn

. Trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc từ ngữ xưng hô ít hơn tiếng Việt và không mang giá trị biểu cảm. Để thế hiện cảm xúc, người nói phải sử dụng đến ngữ điệu.

 

Bùi Thị Oanh
3 tháng 10 2017 lúc 21:55

Giữa tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa

Về số lượng đại từ: Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you. Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể. Ý nghĩa biểu cảm: tùy mức độ quan hệ xã giao hay mối quan hệ thân mật, sường sã có thể có nhiều cách dùng đại từ. Đôi khi tùy vào tâm trạng, hoàn cảnh, người nói có thể sử dụng các đại từ khác nhau.
Yuriko Lộc
11 tháng 10 2017 lúc 5:46

Giữa tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa

Về số lượng đại từ: Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you. Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể. Ý nghĩa biểu cảm: tùy mức độ quan hệ xã giao hay mối quan hệ thân mật, sường sã có thể có nhiều cách dùng đại từ. Đôi khi tùy vào tâm trạng, hoàn cảnh, người nói có thể sử dụng các đại từ khác nhau.

Ví dụ: Khi vui vẻ ta có thế xưng hô: - Cậu đã làm bài tập chưa? - Mình đã làm rồi.

Khi bực bội cáu giận: - Mày đã ăn cơm chưa? - Tao chưa ăn.

Yuriko Lộc
11 tháng 10 2017 lúc 5:50

Về số lượng thì các từ xưng hô ngoại ngữ như: Tiếng anh, tiếng nga,... ít hơn so với các từ xưng hô tiếng việt. Còn về biểu cảm thì các từ xưng hô ngoại ngữ không có tính chất biểu cảm.


Các câu hỏi tương tự
Trần Hoa Tham
Xem chi tiết
Thái Hải
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Thienn.vn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Dương Thị Ngọc Hân
Xem chi tiết
Hàn Thất Băng
Xem chi tiết
Hàn Thất Băng
Xem chi tiết
Trần Hoa Tham
Xem chi tiết