tham khảo
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách hiểm nghèo do chế độ thực dân phong kiến để lại: sản xuất đình đốn, nạn đóỉ hoành hành, gần 2 triệu người chết đói, hơn 90% dân số mụ chữ, tài chính quốc gia trống rỗng thì trung tuần tháng 9 năm 1945,20 vạn quận Tưởng Giói Thạch với danh nghĩa quân đội đồng minh đến miền Bắc nước ta, mang theo bọn Việt Nam Quôc dân Đảng tay sai, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, gây cho Chính phủ và nhân dân ta muôn vàn khó khăn. Trong Nam núp sau quân đội Anh, quân đội Pháp gây hấn ở Nam Bộ, âm mưu đặt ách cai trị các nước Đông Dương một lần nữa. Cùng thời gian đó, một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào Thanh Hóa uy hiếp chính quyền cách mạng còn non trẻ. Chúng chiếm đóng các vị trí quan trọng trong thị xã (nay là thành phố Thanh Hóa) như trụ sở Nông Giang, phố Cửa Tả... đòi cung cấp lương thực, thực phẩm, đặt súng máy trên các ngả đường, đòi tước vũ khí của lực lượng vũ trang cách mạng và tung tiền giấy quan kim mất giá vào tỉnh ta để vơ vét hàng hóa gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Chúng ép chính quyền cách mạng đưa tên phản động Quốc dân Đảng Đỗ Văn giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền cấp tỉnh. Chúng nuôi dưỡng, trang bị vũ khí và vạch ra kế hoạch cho bọn Quốc dân Đảng lập ra đệ lục chiến khu ở ấp Di Linh (nay là xã Hợp Lý - Triệu Sơn). Một số tổ chức phản động ngóc đầu dậy tìm cách phá hoại. Những tên phản động đầu sỏ như: Nguyễn Trác, Trương Thê Giám, Đào Duy Hách, Khiếu Hữu Kiều tích cực hoạt động trong các vùng tôn giáo, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, xây dựng lực lượng chuẩn bị đón Pháp quay trở lại thống trị nhân dân ta.
Nằm trong hoàn cảnh chung, chính quyên cách mạng huyện Thọ Xuân trong những ngày mới thành lập cũng đứng trước những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua.
Ngày khởi nghĩa chính quyên cách mạng tiếp quản huyện đường chỉ có những gian nhà chông rỗng, mọi hoạt động của chính quyền cách mạng đều dựa vào các đoàn thể và sự đóng góp của nhân dân.
Bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã mơi thành lập còn non yếu, bỡ ngỡ và lúng túng trong tô chúc quản lý xã hội.
Đời sống nhân dân, nhất là người lao động vô cùng khó khăn, tình trạng thiếu lương thục trầm trọng. Nạn đói xảy ra hồi đầu năm 1945 liên tiếp hoành hành đe dọa sinh mệnh của hàng ngàn người dân trong huyên, hơn 95% dân số trong huyện mù chữ. Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan... do xã hội cũ để lại nặng nê, dịch bệnh phát sinh ở nhiều vùng trong huyện....
Lợi dụng tình thế khó khăn, bọn phản cách mạng tìm cách liên kết vói bọn Quốc dân Đảng công khai hoặc ngấm ngầm chông phá cách mạng. Chúng cho tay chân chui vào các đoàn thể của ta, lợi dụng danh nghĩa cách mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đe dọa uy hiếp nhân dân, tìm cách phá cơ sở cách mạng. Chúng tự đến các làng để diễn thuyết, lập hội, viết báo tuyên truyền tư tưởng phản động.
Hoạt động của bọn phản cách mạng đã bị chính quyền và lục lượng cách mạng trong huyện ngăn chặn, triệt phá, âm mưu, thủ đoạn của chúng bị vạch trần trước đông đảo nhân dân.
Bên cạnh nhũng khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thọ Xuân có những thuận lợi cơ bản. Đó là khí thế phong trào cách mạng đang sục sôi, lòng yêu nước, khát khao với độc lập tự do và tinh thần cách mạng của nhân dân đang dâng cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã qua thử thách, được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng. Chính quyền nhân dân còn non trẻ nhưng được nhân dân hết lòng ủng hộ.
Để giải quyết tình hình nói trên, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra phương hướng, biện pháp bảo vệ và xây dựng chế độ mới, đối phó với các lục lượng phản động quốc tế đang bao vây, tấn công cách mạng.
Ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tichi Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Chính phủ và nêu ra 6 việc cấp bách cần phải làm ngay:
Một là: Phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, mở một cuộc lạc quyên để giúp đỡ người nghèo.
Hai là: Phát động phong trào chống nạn mù chữ.
Ba là: Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử vói chế độ phổ thông đầu phiếu, thục hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Bốn là: Thực hiện cần kiệm, liêm chính bài trừ thói hư tật xấu do chê độ cũ để lại.
Năm là: Bỏ ngay 3 thứ thuế: thuế thân, thuê chợ và thuế đò, cấm hút thuốc phiện.
Sáu lằ: Tuyên bô tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai việc quan trọng nhất là cứu đói ở Bắc và đánh giặc ở Nam. Đó là hai nhiệm vụ trước mắt, nhưng cũng là hai nhiệm vụ chiến lược. Trên cơ sở phương hướng đó, ngày 25 tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.
Sau khi phân tích những thay đổi căn bản vê tình hình quốc tế và trong nước sau đại chiến thế giới thứ hai, Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân ta lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện lời kêu gọi Chống giặc đói của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng trong huyện và Mặt trận Việt Minh Thọ Xuân đã khẩn trương thành lập các ban cứu đói, tổ chức quyên góp thóc gạo, tiền bạc giúp đỡ những người bị đói và phát động phong trào vận động quyên góp ủng hộ nhân dân bị đói, tổ chức vay lúa của nhà giàu, phát động phong trào Hũ gạo tiết kiệm.
Chính quyền cách mạng, bộ đội địa phương huyện và các đoàn thể cứu quốc: Nông dân, Phụ nữ, Mặt trận cử cán bộ bám sát cơ sở để tuyên truyền vận động nhân dân giúp nhau trong lúc khó khăn. Với tinh thần Lá lành đùm lá rách, nhiều gia đình còn chưa đủ ăn vẫn thường xuyên tiết kiệm gạo giúp đỡ những gia đình khó khăn hơn.
Chỉ trọng thời gian ngắn, toàn huyện huy động được 20.000 kg gạo và hàng vạn đồng bạc để cứu trợ kịp thời những gia đình nghèo đói tại địa phương, chu cấp cho dân quân tự vệ trong những ngày luyện tập, góp phần ủng hộ huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc....
Đến cuối năm 1945, nhân dân Thọ Xuân cùng nhân dân trong tỉnh quyên góp hàng trăm tấn lương thục cứu đói cho nhân dân trong tỉnh và dành một phần giúp đỡ nhân dân các tĩnh Hưng Yên và Bắc Ninh.
Phong trào vận động tiết kiệm lương thục ủng hộ người bị đói đạt két qủa tốt, nhưng chỉ là biện pháp túc thời. Vấn đề là phải tổ chúc sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất xã hội - Đó mới là biện pháp có ý nghĩa chiến lược.
Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng huyện Thọ Xuân đã phát động toàn dân trong huyện đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm trong chi dùng. Phong trào thi đua diễn ra sôi nổi rộng khắp với khẩu hiệu Tấc đất, tấc vàng, nhân dân trong huyện: người người trồng rau muống, nhà nhà trồng hoa màu ngăn ngày cứu đói. Công tác khai hoang, phục hóa đã biến nhũng cánh đông, đôi, bãi hoang hóa thành nhũng bãi sắn, nương ngô xanh tốt.
Cùng với cuộc vận động tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng khẩn trương tiến hành chia lại ruộng công và đất vắng chủ cho nông dân nghèo sản xuất.
Cuộc vận động cứu đói và phong trào tăng gia sản xuất cứu đói đã đẩy lùi nạn đói, từng bước ổn định đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, ở một số nơi việc việc chia lại công điền, công thổ còn có biêu hiện lệch lạc vì chính quyền cách mạng chưa quan tâm đúng múc đến quyền lợi của quần chúng lao động, hoặc để bọn địa chủ phản động lũng đoạn. Có địa phương chưa nắm vững chủ trương, làm qúa đà. Những thiếu sót đã được phát hiện và kịp thời khắc phục, phong trào thi đua của quần chúng tiếp tục phát triển
Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Chống nạn thất học - Diệt giặc dốt, huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban Bình dân học vụ từ huyện đến xã, với phương châm: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, phong trào diệt giặc dôt được phát động rộng rãi thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Người người đi học, cả nhà đi học. Con biết chữ dạy cha mẹ, anh biết chữ dạy cho các em. Học ban ngày, học buổi trưa, buổi tói, khắp thôn xóm ở đâu cũng tập đọc, tập viết. Khẩu hiệu Đi học là yêu nước đã trở thành phong trào cách mạng sinh động ở tất cả các thôn, xóm. Nhân dân tự nguyện cho mượn nhà, bàn ghế, cánh cửa, ván gỗ làm bảng, làm bàn, làm lớp học, giúp đỡ nhau giấy bút mực, ban ngày lao động sản xuất, buổi tối, buổi trưa tranh thủ học tập.
Cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để mọi người tự nguyện, tự giác tham gia học tập, chính quyền và Ban Bình dân học vụ các địa phương đã sáng tạo ra nhiều biện pháp huy động mọi người đi học như: đón đường hỏi chữ, dựng 2 cổng: vinh quang và cổng mù (ai biết chữ cho đi cổng vinh quang, ai chưa biết chữ đi cổng mù). Vì thê ai ai cũng chăm lo học tập.
Với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, sự tận tụy, nhiệt tình của chính quyền và Ban Bình dân học vụ các cấp chỉ trong thời gian ngan nhiều người trong huyện đã biết đọc, biết viết. Tính đến cuối năm 1946, toàn huyện Thọ Xuân đã tổ chúc hàng trăm lớp học, thu hút hàng ngàn người đi học. Nhiều cán bộ Bình dân học vụ đã lặn lội với phong trào như các ông: Trịnh Quang Tân, Lê Đãng Các, Hoàng Hải, Lê Huy Hớn...
Bên cạnh các lớp Bình dân học vụ, hệ thống trường Phổ thông Tiểu học được thành lập thu hút con em nhân dân lao động đến trường. Trường Tiểu học thị trấn Thọ Xuân, Bái Thượng, Quảng Thi được xây dựng hoàn thiện từ lóp nhất đến lóp năm.
Có thể khẳng định: chế độ mới đã tổ chức cho toàn dân học tập nâng cao dân trí xã hội. Phong ưào Xóa nạn mù chữ có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.
Cùng vói diệt giặc đói, giặc dốt, chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh huyện đã chăm lo đến việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Măc dù cơ sở vật chất và trang bị gần như chưa có gì, nhưng việc giải quyết dịch bệnh xã hội, cứu chữa những người mắc bệnh trong và sau nạn đói được tiến hành khẩn trương. Vào giữa năm 1946 Ty Y tế Thanh Hóa đã kịp thời mở lớp đào tạo cấp tốc đội ngũ y tá, nữ hộ sinh cho các địa phương. Hàng chục cán bộ Y tế huyện, xã gửi đi học đã kịp thời trở vê địa phương phục vụ nhân dân. Các cuộc vận động ăn chín uống sôi, nằm màn, đào giêng, vệ sinh cấ nhân, vệ sinh thôn xóm đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Các cuộc vận động chống mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đã tạo ra những yếu tố ban đầu hình thành nên văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân.
Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức Tuần lễ vàng, bạc, đồng, xây dựng Quỹ độc lập" dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Thọ Xuân đã nhanh chóng lập Ban vận động tư huyện xuống cơ sở. Các Ban vận động đã tuyên truyền giải thích cho toàn dân hiểu rõ ý nghĩa của cuộc vận động. Cán bộ Mặt trận đã đến từng gia đình để giải thích và tổ chúc quyên góp. Quyết giữ vững nền độc lập non trẻ, nhân dân Thọ Xuân đã hăng hái tham gia cuộc vận động. Nhiều nhà giàu hảo tâm tự nguyện đóng hoa tai, khuyên vàng, nhẫn hoặc dây chuyền vàng, bạc. Nhiều gia đình còn góp cả đồ gia dụng bàng đồng như nồi đồng, lư hương, mâm đông, ấm đồng... và đồ té lễ bằng đồng. Sáu mẹ con bà Tuần Vực (Tây Hồ) ủng hộ 6 đôi hoa tai vàng.
Sau thời gian ngắn, phát động, toàn huyện đã quyên góp được gần 400 đồng cân vàng, hàng chục kg bạc và 20.000kg đòng cùng 23,5 triệu đồng. Cuộc vận động xây dựng qũy độc lập thành công biêu hiện tinh thần yêu nước thiết tha và quyết tâm giữ gìn độc lập tự do của nhân dân Thọ Xuân.
Đảm bảo cho sự nghiệp đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt thắng lợi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, đầu tháng 10 nãm 1945, tại trụ sở Việt Minh huyện, hội nghị thành lập Đảng bộ tiến hành.
Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm tình hình trong huyện từ sau ngày khởi nghĩa và đề ra những chủ trương công tác mới nhằm tăng cường xây dựng khối đoàn kết toàn dân; xây dựng củng cố chính quyền, tập trung chống giặc đói, giặc dốt và sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, phát triển đảng viên và các chi bộ cơ sở và phân công càn bộ phụ trách các mặt công tác quan trọng.
Hội nghị đã tiến hành bầu Huyện ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Hoàng Sỹ Oánh, Lê Xuân Tại, Hồ Sĩ Nhân, Dương Vãn Du và Hoàng Văn Ngữ. Đồng chí Dương Vãn Du (tức Du lùn) được bầu làm Bí thư.
Việc thành lập Đảng bộ và Huyện ủy lâm thời dựa trên cơ sở các chi bộ cộng sản thời kỳ 1930-1945 đã tạo ra sự lãnh đạo tập trung thống nhất và trục tiếp của Đảng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trên địa bàn Thọ Xuân.
Theo chủ trương của Trung ương Đảng, Huyện ủy Thọ Xuân thành lập Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở cấp huyện và xã... truyền bá lý luận cách mạng cho quần chúng tiên tiến cảm tỉnh với Đảng, trên cơ sở đó lụa chọn những người ưu tú kếp nạp vào Đảng. Từ khi Huyện ủy lâm thời được thành lập, công tác xây dựng cơ sở Đảng trên địa bàn toàn huyện được đẩy mạnh và đạt kết quả mới. Đến cuối năm 1945, ở nhiều xã, thôn trong huyện đã có cơ sở Đảng, hoặc đảng viên.
Qua hoạt động thực tiễn, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng từng bước được củng cố, dần dần khắc phục được những yếu kém, lệch lạc, đội ngũ cán bộ, ngày càng trưởng thành.
Để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động và hiệu lực hoạt động của chính quyền dân chủ nhân dân, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo kiện toàn chính quyền từ huyện xuống xã, theo Sắc lênh số 63 của Chính phủ.
Cuối 1945, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã. ủy ban hành chính cấp xã bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên làm nhiệm vụ của một cấp chính quyền cơ sở có chức năng tổ chức, quản lý, điêu hành xã hội trên địa bàn xã và phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ.
Cùng với củng cố chính quyên, các đoàn thể cứu quốc từ huyện đến xã cũng được củng cố, mở rộng. Các đoàn thê cứu quốc xây dựng chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế ở địa phương và từng lĩnh vực.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng bào chiến sĩ Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủỳ Thọ Xuân đã tổ chức những cùộc mít tinh quần chúng ủng hộ đông bào Nam Bộ, phản đôi thực dân Pháp xâm lược. Cuối tháng 10 năm 1945, huyện đã tổ chức lễ tiến đưa đoàn quân Nam tiến đầu tiên gồm 15 thanh niên yêu nước lên đường cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Khu ủy 4, đáp ứng yêu cầu mói của cách mạng, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo chính quyên cách mạng và cơ quan quân sự các cấp tô chúc các lóp huấn luyện quân sự ngắn ngày cho đội ngũ cán bộ, dân quân du kích trong toàn huyện.
Tháng 10 và tháng 11 năm 1945, tại làng Hội Hiền (Tây Hồ) đã mở 2 lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày, mỗi lóp có gần 100 cán bộ tiểu đội đến đại đội dân quân. Trong đó có một số cán bộ quân sự của huyện Thiệu Hóa và Vĩnh Lộc gửi đến học tập.
Đầu năm 1946, tại đồn điền Mã Hùm, Huyện ủy chỉ đạo mở lớp huấn luyện võ dân tộc, đến tháng 5 năm 1946, tại đình làng Qủa Hạ (Thọ Lộc) lại mở lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ tiểu đội, trung đội và đại đội dân quân toàn huyện.
Các khóa huấn luyện của huyện do đông chí Hoàng Văn Ngữ, ủy viên quân sự trong ủy ban kháng chiến hành chính huyện phụ trách chung, ông Cao Thanh Tùng giáo viên võ thuật, ông Đội Huân giáo viên quân sự. Các lớp huấn luyện đã trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về chính trị và quân sự làm nòng cốt xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân du kích ở các địa phương.
Từ tháng 12 năm 1945, Huyện ủy và ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện và các đoàn thể quần chúng từ huyện đến xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm cho mọi người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, thể lệ bầu cử Quốc hội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại đối với một dân tộc vừa thoát khỏi xích xiềng nô lệ của chế độ thực dân phong kiến.
Trước ngày bầu cử, tất cả câc xã trong huyện tổ chức mít tinh ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Đại biểu cử tri trong khu vực đã tập trung tại trụ sở huyện nghe ông Hoàng Sĩ Oánh thay mặt đoàn ứng cử viên nói chuyện và đề đạt nguyện vọng của nhân dân.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa I được tiến hành như một ngày hội lớn của dân tộc. Các điểm bầu cử được trang trí cờ, hoa, khẩu hiệu trang trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được quyền tự do lựa chọn những người xứng đáng bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất. Từ sớm cử tri toàn huyện đã tham gia bầu cử. Với ý thúc chọn mặt gửi vàng, lựa chọn những đại diện xứng đáng vào Quốc hội khóa I.
Tại Thọ Xuân, bọn phản động Quốc dân Đảng, bọn đội lốt Đảng Dân chủ tuyên truyền, xuyên tạc và quấy rối, nhung chính quyền cách mạng đã kịp thời ngăn chặn nên ngày bầu cử vẫn diễn ra thuận lợi, đạt kết qủa tốt Ông Hoàng Sĩ Oánh ứng cử viên Thọ Xuân đã trúng cử vào Quốc hội khóa I với số phiếu cao.
Thực hiện quyết định của Quốc hội và Chính phủ, thắng 4 năm 1946, cùng với các địa phương trong tỉnh huyện Thọ Xuân tiến hành bầu cử HĐND 2 cấp tỉnh và xã lập ra ủy ban hành chính các cấp. Ông Hoàng Sĩ Oánh được cử làm Chủ tịch ủy ban hành chính huyện.
Cùng với xây dựng củng cố hệ thống chính trị, vào cuối năm 1946 đầu năm 1947, sự đoàn kết thống nhất nội bộ lãnh đạo huyện không cao xuất phát từ việc làm kinh tài hoạt động. Đe giải quyết tình hình trên, Tỉnh ủy đã đứng ra triệu tập 2 cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ.
Hội nghị thứ nhất vào cuối năm 1946, tại đình làng Nam Thượng (Tây Hồ), có đồng chí Bí thư Khu ủy 4 và một đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy tham dự.
Hội nghị thứ hai vào đầu năm 1947, tại đình làng Canh Hoạch (Xuân Lai), có đồng chí Hoàng Quốc Việt Thường vụ Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đạt Bí thư Tỉnh ủy tham dự.
Hai cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ đã nghiêm túc kiểm điểm phê bình phân định rõ đúng sai, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, củng cô đoàn kết thông nhất trong nội bộ lãnh đạo và toàn Đảng bộ tạo ra điều kiện cơ bản thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển.
Kiên quyết chông thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa kiên quyết đấu tranh với những hành động ngang ngược của quân Tưởng, vừa mềm dẻo buộc quân Tưởng và bè lũ tay sai thừa nhận chính quyền cách mạng, đồng thời đề ra những biện pháp sắc bén, khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ của địch, hạn chế sự phá hoại của chúng và vận động nhân dân không hợp tác với bọn Tàu Tưởng. Đối với bọn Quốc dân Đảng tay sai, Tỉnh ủy cương quyết tổ chức lực lượng trừng trị.
Được quân Tưởng che chở, bọn phản động ở ấp Di Linh đã trắng trợn tuyên truyền, xuyên tạc đường lối của Đảng và Chính phủ, lôi kéo quần chúng xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tích trữ lương thực, tập luyện quân sự hòng lật đổ chính quyền cách mạng.
Tỉnh ủy đã tổ chức lực lượng theo dõi quan hệ của địch ở ấp Di Linh với bọn phản động ở khách sạn Tứ Dân, Bồng Lai và cho trinh sát vào ấp Di Linh xây dựng cơ sở nội ứng và bắt một sô tên để khai thác tình hình.
Tháng 12 năm 1945, lực lượng tự vệ của 2 huyện Thọ Xuân, Nông cống kết hợp với cảnh sát xung phong tiến hành bao vây cắt đứt mọi liên hệ của bọn Quóc dân Đảng ở ấp Di Linh với bên ngoài và sử dụng các biện pháp quân sự uy hiếp địch.
Lục lượng tự vệ Thọ Xuân được chia thành nhiêu bộ phận thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Tự vệ làng Thạc (Xuân Lai) gồm 1 trung đội do cấc đồng chí Hà Như Trúc, Hà Duyên Ương chỉ huy đã tiến hành bao vây không chế các bốt gác của địch. Lục lượng tự vệ và du kích tập trung của huyện gồm 3 trung đội, Ông Lê Xuân Tại phụ trách 1 trung đội chốt giữ khu vực Nưa, ông Hoàng Văn Ngữ chỉ huy 1 trung đội chốt giữ ngã tư Giắt, ông Đội Huân chỉ huy 1 trung đội chốt chặn ngã ba đi Như Xuân.
Thường ngày lực lượng vũ trang cách mạng sử dụng 2 ô tô (chiến lợi phẩm thu được của Nhật) chở các chiến sĩ cảnh sát xung phong, quần áo, súng đạn uy nghiêm chạy nhiều vòng quanh ấp uy hiếp địch.
Bị quân ta khép chặt vòng vây, lương thục cạn kiệt, lại bị lục lượng nội ứng của ta thường xuyên kích động, chia rẽ. Trần Văn Bân - tên chĩ huy đầu sỏ dùng ngựa định chạy trôn nhưng đã gặp lục lượng tự vệ chốt chặn tại Giắt và bị đồng chí Hoàng Văn Ngữ chém ngựa trọng thương, tên Bân bị bắt. Lực lượng địch trong ấp Di Linh như rắn mất đầu đã đầu hàng cách mạng vô điêu kiện. Lực lượng vũ trang cách mạng thu 67 súng trường, 2 trung liên, 2 tiểu liên và nhiều quân trang, quân dụng.
Cuối năm 1945, Thọ Xuân đã được tỉnh giao nhiệm vụ quản thúc, nuôi giữ một số đối tượng chính trị như: Bảo Đại (Vĩnh Thụy), Vĩnh cẩn (em ruột Vĩnh Thụy), Lý Lệ Hà, tên lái xe cho Bảo Đại, Phan Văn Giáo và con trai Phan Văn Giáo là Phan Văn Tiến, một số yếu nhân Quốc dân Đảng và một số lính Nhật, Pháp. Chính quyền đã chỉ đạo lục lượng vũ trang cách mạng quản thúc bọn này nghiêm ngặt và đối xử đúng chính sách.
Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm đoàn kết tất cả các đảng phái và các tầng lớp nhân dân. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 1946, Mặt trận Việt Minh là thành viên của Hội Liên Việt. Hệ thống tổ chức của Hội Liên Việt được thành lập từ tỉnh xuống xã. Nhiêu thẫn hào, nhân mỹ yêu nước được giao trọng trách chủ chốt.
Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Lâm thời, tháng 6 năm 1946, Hôi Liên hiệp Quốc dân huyện Thọ Xuân được thành lập, cũng trong tháng 6 nãm 1946, sổ hội viên Liên Việt huyện đã lên lới 42.327 người. Từ khỉ ra đời, Hội đã thu hút, động viên các tầng lớp nhân d&n tích cực tham gia công cuộc cách mạng do Đảng tố chứcc lãnh đạo.