Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bạch Hà An

Giải các phương trình logarir sau :

a) \(lgx+lg\left(x+9\right)=1\)

b) \(\log_2x+\log_4x+\log_8x=11\)

c) \(\log_4x^3+3\log_{25}x+\log_{\sqrt{125}}\sqrt{x^3}=\frac{11}{2}\)

d) \(\log_2x+\log_3x+\log_4x=\log_{20}x\)

Đào Thị Hương Lý
28 tháng 3 2016 lúc 21:42

d) Điều kiện x>0. Áp dụng công thức đổi cơ số, ta có :

\(\log_2x+\log_3x+\log_4x=\log_{20}x\)

\(\Leftrightarrow\log_2x+\frac{\log_2x}{\log_23}+\frac{\log_2x}{\log_24}=\frac{\log_2x}{\log_220}\)

\(\Leftrightarrow\log_2x\left(1+\frac{1}{\log_23}+\frac{1}{2}+\frac{1}{\log_220}\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\log_2x\left(\frac{3}{2}+\log_22-\log_{20}2\right)=0\)

Ta có \(\frac{3}{2}+\log_22-\log_{20}2>\frac{3}{2}+0-1>0\)

Do đó, từ phương trình trên, ta phải có \(\log_2x=0\) hay \(x=2^0=1\)

Vậy nghiệm duy nhất của phương trình là \(x=1\)

Đào Thị Hương Lý
28 tháng 3 2016 lúc 21:48

c) Điều kiện x>0, đưa về cùng cơ số 5, ta có :

\(\log_5x^3+3\log_{25}x+\log_{\sqrt{25}}\sqrt{x^3}=\frac{11}{2}\)

\(\Leftrightarrow3\log_5x+3\log_{5^2}x+\log_{5^{\frac{3}{2}}}x^{\frac{3}{2}}=\frac{11}{2}\)

\(\Leftrightarrow3\log_5x+3\frac{1}{2}\log_5x+\frac{3}{2}.\frac{2}{3}\log_5x=\frac{11}{2}\)

\(\Leftrightarrow\frac{11}{2}\log_5x=\frac{11}{2}\)

\(\Leftrightarrow\log_5x=1\)

\(\Leftrightarrow x=5^1=5\) thỏa mãn

Vậy phương trình chỉ có 1 nghiệ duy nhất \(x=5\)

Đào Thị Hương Lý
28 tháng 3 2016 lúc 21:52

b) Điều kiện x>0. Đưa về cùng cơ số 2, ta có :

\(\log_2x+\log_{2^2}x+\log_{2^3}x=11\Leftrightarrow\log_2x+\frac{1}{2}\log_2x+\frac{1}{3}\log_2x=11\)

                                                 \(\Leftrightarrow\frac{11}{6}\log_2x=11\)

Do đó \(\log_2x=6\)

 và \(x=2^6=64\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất là \(x=64\)

Đào Thị Hương Lý
28 tháng 3 2016 lúc 21:55

a) Điều kiện \(\begin{cases}x>0\\x+9>0\end{cases}\)

Phương trình đã cho tương đương với :

\(lgx\left(x+9\right)=lg10\Leftrightarrow x\left(x+9\right)=10\)

\(\Leftrightarrow x=1\) V \(x=-10\)

Vì x > 0 nên phương trình có 1 nghiệm duy nhất là \(x=1\)


Các câu hỏi tương tự
Phạm Nguyễn Thanh Duy
Xem chi tiết
Lê Đỗ Bảo Quyên
Xem chi tiết
Lê Việt Hiếu
Xem chi tiết
Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Đinh Hà Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Đỗ Hà Thọ
Xem chi tiết
Vũ Trịnh Hoài Nam
Xem chi tiết
Phan Thị Cẩm Tiên
Xem chi tiết