Bánh chưng- bánh giầy

Lương Thị Diệu Linh

đóng vai bánh chưng, bánh giày kể lại sự ra đời của mình

Trần Bích Ngọc
12 tháng 11 2017 lúc 10:41
Mở bài:

+ Tự giới thiệu về bản thân: chiếc bánh chưng, thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam.
+ Gợi chuyện để kể về nguồn gốc của mình và bánh giầy.

Thân bài:

+ Chuyện Vua Hùng muốn tìm người nối ngôi và cách lựa chọn của nhà vua.
+ Chuyện các lang làm các món cao lương mĩ vị, nem công chả phượng để dâng lên vua cha.
+ Chuyện về số phận thiệt thòi của Lang Liêu.
+ Chuyện Lang Liêu nằm mộng được Bụt dạy cách làm loại bánh mới.
+ Chuyện Lang Liêu làm bánh dâng vua. Cách thức làm bánh cụ thể.
+ Chuyện vua Hùng chọn các món ăn của các lang và ngợi khen, chỉ ra ý nghĩa rồi đặt tên cho bánh chưng, bánh giầy của Lang Liêu.

Kết bài:

+ Lang Liêu được chọn nốì ngôi vua; bánh chưng, bánh giầy trở thành thứ bánh không thể thiếu trong các ngày lễ Tết của dân tộc và là một món ăn ngon trong ngày thường.
+ Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy trong thời hiện đại.

nếu đúng thì cho mình like nhA
Bình luận (0)
Trần Bích Ngọc
12 tháng 11 2017 lúc 10:54

like nhéhihi

Bình luận (2)
Phạm Mỹ Dung
12 tháng 11 2017 lúc 14:14

Tôi là Lang Liêu, con trai thứ mười tám của vua Hùng. Tôi không còn mẹ vì mẹ tôi mất sớm. Tôi cũng không được ở bên cha vì tôi là con thứ. Tôi vốn quen việc đồng áng và trong nhà tôi có rất nhiều lúa, khoai.

Một hôm, cha tôi cho gọi tôi đến cùng với các anh em trai. Cha tôi thấy mình đã già và muốn nhường ngôi lại cho một người trong số chúng tôi. Chúng tôi, những người con trai của vua cha, có cả thảy hai mươi người. Chúng tôi nhìn nhau không biết cha sẽ chọn ai để thay mặt được mười tám đời vua Hùng đã qua, tiếp tục cai trị đất nước, ai sẽ xứng đáng với các bậc Tiên Vương lập nghiệp khi xưa. Cha tôi nhìn tất cả chúng tôi rồi lặng đi hồi lâu cuối cùng cha mới nói.

- Sắp tới ngày lễ Tiên Vương rồi, cha đã già cả, nay cho gọi các con đến để các con sắm lễ vật dâng tổ tiên. Ai dâng lễ đúng ý Tiên Vương thì sẽ được thay ta giữ gìn ngôi báu giúp cho muôn dân Văn Lang.

Chúng tôi lĩnh ý cha ra về để chuẩn bị lễ cho ngày lễ Tiên Vương. Các anh em tôi ai cũng nô nức, háo hức tìm tòi, sắm sửa cho được một mâm lễ như ý. Có lẽ họ cũng mong muốn thay cha trị vì đất nước. Còn tôi, tôi vừa lo vừa nghĩ ngợi mông lung. Mẹ tôi vốn nghèo, lại làm nhà trong ấp sống cùng dân làng, ngày ngày đồng áng chuyên cần. Cuộc sống của gia đình tôi xưa nay ấm cúng nhưng đạm bạc, dân dã, tài sản mẹ tôi để lại trước khi mất chẳng có gì. Hiện trong nhà tôi cũng chỉ có nông sản do vọ' chồng con cái tôi làm ra. Tôi băn khoăn mãi khi thấy mình chỉ có mấy bồ thóc, khoai, ngô, sắn, đậu. Phần muốn tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên trong ngày lễ, phần lại ngại ngùng vì không muốn tranh giành ngôi báu nên không biết làm gì bây giờ. Một tuần trôi qua. Cho đến một đêm, tôi trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Mệt quá, tôi bỗng thiếp đi. Trong lúc mơ màng, tôi thấy mình gặp một ông tiên râu tóc bạc phơ, mỉm cười hiền từ nói: “Cái gì nuôi sống được con người thì là thứ quý giá nhất trên đời này!”. Tỉnh dậy, tôi chợt hiểu ra tất cả và gọi vợ con vào nói ra ý định chuẩn bị lễ vật. Tôi nghĩ chỉ có lúa gạo mới nuôi sống được con người và quyết định làm bánh từ lúa gạo. Tôi chọn gạo nếp mẩy, đều hạt và thơm cho vào ngâm nước để làm hai thứ bánh. Một nửa gạo tôi đồ lên xôi rồi giả nhuyễn và nặn thành những chiếc bánh hình tròn to bằng chiếc bát úp. Nửa gạo còn lại tôi dùng đỗ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong bọc ngoài, gói chặt thành hình vuông, buộc bằng lạt. Sau đó cho bánh vuông vào nồi đun sôi kĩ suốt năm canh giờ. Khi bánh chín, lá dong chuyển màu và mùi bánh thơm lừng thì vớt ra để ráo nước. Bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trời, bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất trong chứa muôn loài.

Đến ngày hẹn, hai mươi anh em tôi đội lễ vật đến dâng ở đền thờ Tiên Vương. Tôi cùng vợ con chuẩn bị mâm lễ của mình. Tôi xếp bánh vuông xanh ngắt ở dưới, còn trên tôi xếp những chiếc bánh hình tròn, xinh xẻo, trắng muốt. Dân làng cùng với vợ con tôi theo sau tôi đội mâm lễ về đền thờ. Tôi biết là họ yêu quý và tin tưởng vào mâm cỗ mộc mạc, chân thành của tôi. Họ với tôi vốn gắn bó với ruộng đồng, với làng bản, nay thấy tôi suy tôn thóc gạo chắc họ lại càng tin yêu tôi hơn. Họ theo tôi và thiết tha mong mâm cỗ của tôi được vua cha lựa chọn.

Khi tôi đến, các anh em tôi đã có mặt đông đủ cùng với các mâm lễ vật. Nhìn các mâm lễ vật với các thứ sơn hào hải vị quý hiếm của các anh em, tôi chột dạ và lo rằng mình sẽ làm dân làng thất vọng. Cha tôi cùng với các quần thần dạo qua một lượt các mâm cỗ. Đôi khi dừng lại nếm một vài miếng ở một vài món ăn. Đến mâm cỗ của tôi, cha tôi dừng lại hơi lâu. Tôi hồi hộp lắm, tim nhảy thình thịch. Điều bất ngờ là sau khi nếm hai loại bánh, cha tôi còn dừng lại hỏi: “Con đặt tên cho bánh là gì?”. Tôi nói qua về ý nghĩ của mình khi quyết định chọn lúa gạo làm hai thứ bánh. Cha mĩm cười và nói: “Hai thứ bánh này chưa từng có, rất ngon và nhiều ý nghĩa. Bánh hình vuông ta đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn ta dặt tên là bánh giầy”. Các triều thần và mọi người im lặng nghe cha ta phán. Sau đó, cha nói tiếp: “Tiên Vương dựng nghiệp, cứu dân từ nghề nông, nay Lang Liêu đã biết chọn lễ vật của nghề nông để làm bánh dâng Tiên Vương là đúng ý ta. Lúa gạo nuôi sống muôn dân, Lang Liêu gắn bó và quý trọng thóc gạo nên ta chọn là người kế vị”. Dân làng tôi sung sướng vỗ tay và hô: “Đức vua vạn tuế!”. Còn tôi cảm động đến trào nước mắt. Trong lòng tôi trào dâng nỗi thương nhớ mẹ, lòng biết ơn vị thần báo mộng, đặc biệt cảm phục lời nói và quyết định của cha tôi. Người thật anh minh và sáng suốt. Cha tôi nói: “Ta muốn từ nay lễ tết lấy hai loại bánh này làm đầu”. Lời cha tôi hòa trong tiếng reo hò của muôn dân.

Câu chuyện xảy ra đã lâu rồi, vậy mà đến nay tôi vẫn thấy nhân dân ta dùng hai loại bánh này vào ngày lễ tết. Tôi mừng lắm vì con cháu chúng ta vẫn giữ được những tục lệ quý báu từ đời vua Hùng.

Bình luận (0)
Phạm Mỹ Dung
12 tháng 11 2017 lúc 14:14

Hằng năm, cứ đến Tết là gia đình em lại quây quần bên bếp lửa để nấu bánh chưng. Nhìn ngọn lửa hồng rực rỡ, em lại nhớ câu chuyện về bánh chưng, bánh giầy xưa.

“Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững” -Hùng Vương thứ mười tám về già thường căn dặn con cái và triều thần như vậy. Yì có những hai mươi người con trai nên việc chọn lựa người kế vị quả thật là khó. Con yêu, con ghét cũng là lẽ thường, song cai trị đất nước lại phải cần người biết chăm lo cho đất nước, biết củng cố ngai vàng của tổ tiên. Chính vì vậy không nhất thiết theo lệ xưa là nhường ngôi cho con trưởng. Con nào trị nước thương dân, xứng đáng với mười tám triều đại Hùng Vương trôi qua là được.

Vì vậy, vua Hùng gọi các con lại căn dặn hãy thi làm cỗ dâng Tiên Vương trong buổi lễ tổ tiên hằng năm sắp tới. Ai hiểu ý Tiên Vương thì trị vì ngôi báu.

Thế là hai mươi người con trai náo nức vào cuộc với trăm ngàn lễ vật khác nhau. Họ có của cải, tiền bạc, gia nhân để sai bảo và toan tính. Riêng có Lang Liêu, người con vốn bị ghẻ lạnh từ lâu thì chưa biết làm gì. Chàng gần gũi với dân, chỉ ngày ngày cùng dân chăm lo ruộng đồng, chung sức với họ để có những cánh đồng lúa tốt tươi. Bây giờ nhìn lại nhà mình chẳng có gì, một mái nhà tranh ven làng, của cải chỉ có các bồ thóc, bịch sắn, khoai,... lấy gì làm lễ dâng Tiên Vương đây? Chàng chẳng tham gì ngôi báu, nhưng yêu kính và làm vừa ý Tiên Vương là điều chàng tâm đắc và luôn làm theo mỗi ngày.

Lo nghĩ cũng chẳng ra mà ngày hẹn cứ ngắn lại. Một đêm có một vị thần râu tóc bạc phơ, hiền từ hiện về trong giấc mơ, từ tốn nói với chàng: “Con biết quý trọng đồng ruộng, thóc gạo đúng ý của Tiên Vương, vậy sao còn băn khoăn tìm lễ vật ở đâu nữa”. Chàng chợt tỉnh giấc mơ và tỉnh táo trong suy nghĩ. Chàng chọn gạo trắng, mẩy, thơm lừng rồi cùng cả nhà lấy một nửa ngâm, đồ, giã nhuyễn thành bột dẽo quánh. Sau đó chàng nặn bánh hình tròn để trên nền lá xanh tượng trưng cho bầu trời gọi là bánh giầy. Nửa còn lại, chàng muốn nó tượng trưng cho trái đất hình vuông với muôn loài, cây cỏ. Và thế là bánh chưng ra đời, gạo nếp bọc trong lá dong xanh, nhân đỗ xanh và thịt lợn.

Cả gia đình Lang Liêu cùng bà con làng xóm ngắm mâm lễ vật mà thấy lòng hân hoan, mãn nguyện. Tiên Vương lập nghiệp từ nghề này, sống bằng lúa gạo, nay con cháu dâng ngài cái tinh túy nhất của nghề nông sao ngài lại không vừa lòng được cơ chứ. Ngày mong đợi đã đến, Lang Liêu cùng với vợ con đội mâm lễ dâng lên đền thờ Tiên Vương trong sự hồi hộp chờ đợi của làng xóm. Hai mươi mâm cỗ dâng lên, mâm nào cũng đẹp, cũng thơm, cũng quý. Sản vật của bốn miền đất nước họp nhau về đây. Vua Hùng cùng quần thần dừng lâu nhất bên mâm lễ vật của Lang Liêu. Nhà vua hỏi han rất kĩ về ý tưởng và nguồn gốc của hai thứ bánh rồi cắt chia cho mỗi người một phần ăn thử. Ai cũng tấm tắc, vừa lạ, vừa ngon, vừa giàu ý nghĩa. Chỉ đợi có vậy, vua Hùng tuyên bố: “Bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất, bên ngoài lá xanh, bên trong ngũ vị tượng trưng cho sự đùm bọc, che chở lẫn nhau. Bánh hình tròn bao dung như bầu trời. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi”. Từ đó có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào dịp Tết đến, để cúng tổ tiên.

Câu chuyện kết thúc trong niềm sung sướng, tự hào của em. Tổ tiên ta vừa chăm chỉ làm ra lúa gạo nuôi sông con người vừa biết quý trọng, đề cao giá trị của thóc lúa. Và từ xa xưa chúng ta đã có những ông “vua sáng” và những bậc “tôi hiền” biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên mọi tình cảm riêng tư.

Bình luận (14)
Bích Ngọc Huỳnh
29 tháng 11 2017 lúc 13:08

Ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giầy :

Bánh chưng, bánh giầy còn có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao nghề nông. Lang Liêu, nhân vật chính trong truyện hiện lên như một người hung văn hóa. Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bấy nhiêu.

Bánh chứng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Phong tục ấy mang biểu tượng về trời đất, cầm thú, muôn loài, tài năng, tình cảm của nhân dân.

Nhân dân ta đã xây dựng phong tục của mình từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
29 tháng 11 2017 lúc 13:05

DÀN BÀI

a. Mở bài

Tự giới thiệu: tên là Lang Liêu - con thứ mười tám của vua Hùng, mẹ mất sớm, quen việc đồng áng, nhà nhiều lúa, khoai.

b. Thân bài

- Được vua cha gọi đến cùng các anh để bàn về việc chọn người nối ngôi.

- Suy nghĩ về lời vua cha Tổ tiên ta... chứng giám: cha không theo nếp cũ để chọn người nối ngôi mà muốn chọn một người xứng đáng, bản thân muốn có lễ vật dâng Tiên Vương, bày tỏ lòng hiếu thảo, không mong nối ngôi vì đã quen lao động.

- Đi tìm lễ vật: buồn vì nhà chĩ có lúa gạo bình thường, không thể dâng Tiên Vương sơn hào hải vị như các lang khác.

- Được thần báo mộng: thần xuất hiện và lời thần Trong trời đất... Tiên Vương.

- Suy nghĩ về lời thần và làm bánh chưng, bánh giầy từ lúa gạo.

- Ngày dâng bánh lễ Tiên Vương: rất lo khi thấy lễ vật của các lang khác nhưng vẫn vững tin vào lòng thành kính của mình và sự công tâm, sáng suốt của vua cha.

- Ngạc nhiên khi thấy vua cha đặt tên cho bánh, thấy lời vua đúng ý thần và suy nghĩ của mình, hiểu ý vua muốn dân ấm no, ngai vàng bền vững nên càng cảm phục vua cha.

- Bất ngờ, sung sướng vì được chọn nối ngôi (ngoài mong ước) và hiểu cần phải nối chí vua cha.

c. Kết bài

- Từ khi làm vua, càng chăm lo cho cuộc sống của nhân dân và khuyến khích nghề trồng lúa, giữ phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào những dịp lễ tết.

- Tục làm bánh chưng, bánh giầy xuất hiện, vui vì mọi người đều hiểu ý nghĩa bánh mình làm. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày tết: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

BÀI LÀM 1

Tôi là Lang Liêu, con trai thứ mười tám của vua Hùng. Tôi không còn mẹ vì mẹ tôi mất sớm. Tôi cũng không được ở bên cha vì tôi là con thứ. Tôi vốn quen việc đồng áng và trong nhà tôi có rất nhiều lúa, khoai.

Một hôm, cha tôi cho gọi tôi đến cùng với các anh em trai. Cha tôi thấy mình đã già và muốn nhường ngôi lại cho một người trong số chúng tôi. Chúng tôi, những người con trai của vua cha, có cả thảy hai mươi người. Chúng tôi nhìn nhau không biết cha sẽ chọn ai để thay mặt được mười tám đời vua Hùng đã qua, tiếp tục cai trị đất nước, ai sẽ xứng đáng với các bậc Tiên Vương lập nghiệp khi xưa. Cha tôi nhìn tất cả chúng tôi rồi lặng đi hồi lâu cuối cùng cha mới nói.

- Sắp tới ngày lễ Tiên Vương rồi, cha đã già cả, nay cho gọi các con đến để các con sắm lễ vật dâng tổ tiên. Ai dâng lễ đúng ý Tiên Vương thì sẽ được thay ta giữ gìn ngôi báu giúp cho muôn dân Văn Lang.

Chúng tôi lĩnh ý cha ra về để chuẩn bị lễ cho ngày lễ Tiên Vương. Các anh em tôi ai cũng nô nức, háo hức tìm tòi, sắm sửa cho được một mâm lễ như ý. Có lẽ họ cũng mong muốn thay cha trị vì đất nước. Còn tôi, tôi vừa lo vừa nghĩ ngợi mông lung. Mẹ tôi vốn nghèo, lại làm nhà trong ấp sống cùng dân làng, ngày ngày đồng áng chuyên cần. Cuộc sống của gia đình tôi xưa nay ấm cúng nhưng đạm bạc, dân dã, tài sản mẹ tôi để lại trước khi mất chẳng có gì. Hiện trong nhà tôi cũng chỉ có nông sản do vọ' chồng con cái tôi làm ra. Tôi băn khoăn mãi khi thấy mình chỉ có mấy bồ thóc, khoai, ngô, sắn, đậu. Phần muốn tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên trong ngày lễ, phần lại ngại ngùng vì không muốn tranh giành ngôi báu nên không biết làm gì bây giờ. Một tuần trôi qua. Cho đến một đêm, tôi trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Mệt quá, tôi bỗng thiếp đi. Trong lúc mơ màng, tôi thấy mình gặp một ông tiên râu tóc bạc phơ, mỉm cười hiền từ nói: “Cái gì nuôi sống được con người thì là thứ quý giá nhất trên đời này!”. Tỉnh dậy, tôi chợt hiểu ra tất cả và gọi vợ con vào nói ra ý định chuẩn bị lễ vật. Tôi nghĩ chỉ có lúa gạo mới nuôi sống được con người và quyết định làm bánh từ lúa gạo. Tôi chọn gạo nếp mẩy, đều hạt và thơm cho vào ngâm nước để làm hai thứ bánh. Một nửa gạo tôi đồ lên xôi rồi giả nhuyễn và nặn thành những chiếc bánh hình tròn to bằng chiếc bát úp. Nửa gạo còn lại tôi dùng đỗ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong bọc ngoài, gói chặt thành hình vuông, buộc bằng lạt. Sau đó cho bánh vuông vào nồi đun sôi kĩ suốt năm canh giờ. Khi bánh chín, lá dong chuyển màu và mùi bánh thơm lừng thì vớt ra để ráo nước. Bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trời, bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất trong chứa muôn loài.

Đến ngày hẹn, hai mươi anh em tôi đội lễ vật đến dâng ở đền thờ Tiên Vương. Tôi cùng vợ con chuẩn bị mâm lễ của mình. Tôi xếp bánh vuông xanh ngắt ở dưới, còn trên tôi xếp những chiếc bánh hình tròn, xinh xẻo, trắng muốt. Dân làng cùng với vợ con tôi theo sau tôi đội mâm lễ về đền thờ. Tôi biết là họ yêu quý và tin tưởng vào mâm cỗ mộc mạc, chân thành của tôi. Họ với tôi vốn gắn bó với ruộng đồng, với làng bản, nay thấy tôi suy tôn thóc gạo chắc họ lại càng tin yêu tôi hơn. Họ theo tôi và thiết tha mong mâm cỗ của tôi được vua cha lựa chọn.

Khi tôi đến, các anh em tôi đã có mặt đông đủ cùng với các mâm lễ vật. Nhìn các mâm lễ vật với các thứ sơn hào hải vị quý hiếm của các anh em, tôi chột dạ và lo rằng mình sẽ làm dân làng thất vọng. Cha tôi cùng với các quần thần dạo qua một lượt các mâm cỗ. Đôi khi dừng lại nếm một vài miếng ở một vài món ăn. Đến mâm cỗ của tôi, cha tôi dừng lại hơi lâu. Tôi hồi hộp lắm, tim nhảy thình thịch. Điều bất ngờ là sau khi nếm hai loại bánh, cha tôi còn dừng lại hỏi: “Con đặt tên cho bánh là gì?”. Tôi nói qua về ý nghĩ của mình khi quyết định chọn lúa gạo làm hai thứ bánh. Cha mĩm cười và nói: “Hai thứ bánh này chưa từng có, rất ngon và nhiều ý nghĩa. Bánh hình vuông ta đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn ta dặt tên là bánh giầy”. Các triều thần và mọi người im lặng nghe cha ta phán. Sau đó, cha nói tiếp: “Tiên Vương dựng nghiệp, cứu dân từ nghề nông, nay Lang Liêu đã biết chọn lễ vật của nghề nông để làm bánh dâng Tiên Vương là đúng ý ta. Lúa gạo nuôi sống muôn dân, Lang Liêu gắn bó và quý trọng thóc gạo nên ta chọn là người kế vị”. Dân làng tôi sung sướng vỗ tay và hô: “Đức vua vạn tuế!”. Còn tôi cảm động đến trào nước mắt. Trong lòng tôi trào dâng nỗi thương nhớ mẹ, lòng biết ơn vị thần báo mộng, đặc biệt cảm phục lời nói và quyết định của cha tôi. Người thật anh minh và sáng suốt. Cha tôi nói: “Ta muốn từ nay lễ tết lấy hai loại bánh này làm đầu”. Lời cha tôi hòa trong tiếng reo hò của muôn dân.

Câu chuyện xảy ra đã lâu rồi, vậy mà đến nay tôi vẫn thấy nhân dân ta dùng hai loại bánh này vào ngày lễ tết. Tôi mừng lắm vì con cháu chúng ta vẫn giữ được những tục lệ quý báu từ đời vua Hùng.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
29 tháng 11 2017 lúc 13:07

BÀI LÀM 2

Hằng năm, cứ đến Tết là gia đình em lại quây quần bên bếp lửa để nấu bánh chưng. Nhìn ngọn lửa hồng rực rỡ, em lại nhớ câu chuyện về bánh chưng, bánh giầy xưa.

“Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững” -Hùng Vương thứ mười tám về già thường căn dặn con cái và triều thần như vậy. Yì có những hai mươi người con trai nên việc chọn lựa người kế vị quả thật là khó. Con yêu, con ghét cũng là lẽ thường, song cai trị đất nước lại phải cần người biết chăm lo cho đất nước, biết củng cố ngai vàng của tổ tiên. Chính vì vậy không nhất thiết theo lệ xưa là nhường ngôi cho con trưởng. Con nào trị nước thương dân, xứng đáng với mười tám triều đại Hùng Vương trôi qua là được.

Vì vậy, vua Hùng gọi các con lại căn dặn hãy thi làm cỗ dâng Tiên Vương trong buổi lễ tổ tiên hằng năm sắp tới. Ai hiểu ý Tiên Vương thì trị vì ngôi báu.

Thế là hai mươi người con trai náo nức vào cuộc với trăm ngàn lễ vật khác nhau. Họ có của cải, tiền bạc, gia nhân để sai bảo và toan tính. Riêng có Lang Liêu, người con vốn bị ghẻ lạnh từ lâu thì chưa biết làm gì. Chàng gần gũi với dân, chỉ ngày ngày cùng dân chăm lo ruộng đồng, chung sức với họ để có những cánh đồng lúa tốt tươi. Bây giờ nhìn lại nhà mình chẳng có gì, một mái nhà tranh ven làng, của cải chỉ có các bồ thóc, bịch sắn, khoai,... lấy gì làm lễ dâng Tiên Vương đây? Chàng chẳng tham gì ngôi báu, nhưng yêu kính và làm vừa ý Tiên Vương là điều chàng tâm đắc và luôn làm theo mỗi ngày.

Lo nghĩ cũng chẳng ra mà ngày hẹn cứ ngắn lại. Một đêm có một vị thần râu tóc bạc phơ, hiền từ hiện về trong giấc mơ, từ tốn nói với chàng: “Con biết quý trọng đồng ruộng, thóc gạo đúng ý của Tiên Vương, vậy sao còn băn khoăn tìm lễ vật ở đâu nữa”. Chàng chợt tỉnh giấc mơ và tỉnh táo trong suy nghĩ. Chàng chọn gạo trắng, mẩy, thơm lừng rồi cùng cả nhà lấy một nửa ngâm, đồ, giã nhuyễn thành bột dẽo quánh. Sau đó chàng nặn bánh hình tròn để trên nền lá xanh tượng trưng cho bầu trời gọi là bánh giầy. Nửa còn lại, chàng muốn nó tượng trưng cho trái đất hình vuông với muôn loài, cây cỏ. Và thế là bánh chưng ra đời, gạo nếp bọc trong lá dong xanh, nhân đỗ xanh và thịt lợn.

Cả gia đình Lang Liêu cùng bà con làng xóm ngắm mâm lễ vật mà thấy lòng hân hoan, mãn nguyện. Tiên Vương lập nghiệp từ nghề này, sống bằng lúa gạo, nay con cháu dâng ngài cái tinh túy nhất của nghề nông sao ngài lại không vừa lòng được cơ chứ. Ngày mong đợi đã đến, Lang Liêu cùng với vợ con đội mâm lễ dâng lên đền thờ Tiên Vương trong sự hồi hộp chờ đợi của làng xóm. Hai mươi mâm cỗ dâng lên, mâm nào cũng đẹp, cũng thơm, cũng quý. Sản vật của bốn miền đất nước họp nhau về đây. Vua Hùng cùng quần thần dừng lâu nhất bên mâm lễ vật của Lang Liêu. Nhà vua hỏi han rất kĩ về ý tưởng và nguồn gốc của hai thứ bánh rồi cắt chia cho mỗi người một phần ăn thử. Ai cũng tấm tắc, vừa lạ, vừa ngon, vừa giàu ý nghĩa. Chỉ đợi có vậy, vua Hùng tuyên bố: “Bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất, bên ngoài lá xanh, bên trong ngũ vị tượng trưng cho sự đùm bọc, che chở lẫn nhau. Bánh hình tròn bao dung như bầu trời. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi”. Từ đó có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào dịp Tết đến, để cúng tổ tiên.

Câu chuyện kết thúc trong niềm sung sướng, tự hào của em. Tổ tiên ta vừa chăm chỉ làm ra lúa gạo nuôi sông con người vừa biết quý trọng, đề cao giá trị của thóc lúa. Và từ xa xưa chúng ta đã có những ông “vua sáng” và những bậc “tôi hiền” biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên mọi tình cảm riêng tư.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tạ Thu Huyền
Xem chi tiết
Lê Minh Hoàng
Xem chi tiết
ngô gia khánh
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
Phạm Trang
Xem chi tiết
Nguyễn An Khánh
Xem chi tiết
Như Nguyễn
Xem chi tiết
Chanel Thỏ con
Xem chi tiết