Bài 1: Trong hai từ đồng âm dưới đây, từ nào là động từ (gạch chân dưới động từ):
a) Chúng em ngồi vào bàn để bàn về việc chăm sóc vườn hoa trường.
b) Con la này không biết la.
c) Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò.
d) Nắng chiếu chan hòa, bé đem chiếu ra phơi.
Bài 2: Trong câu: Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm có mấy động từ? Đó là những động từ nào?
Bài 3: Xác định từ loại của những từ được in đậm dưới đây:
- Anh ấy đang suy nghĩ.
- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
- Anh ấy sẽ kết luận sau.
- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
- Anh ấy ước mơ nhiều điều.
- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.
Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
Xét nghĩa của từ “chân” trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hiện tượng đồng âm với từ “ chân ” trong câu “Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.” (Ca dao)
A. Cái chân bàn bị gãy
B. Anh ấy sống rất chân tình.
C.ông bị đau chân
D Chân trời ở rất xa.
giải thích nghĩa các từ đồng âm in đậm sau
- Bà già đi chợ Cầu Đông
bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
- Thầy bói xem quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .
Cho 5 từ, em hãy tìm nghĩa góc và nghĩa chuyển:
VD: Chân(nghĩa gốc): Là bộ phận con người và động vật dùng để đi, đứng, chạy.
nghĩa chuyển: Chân bàn, chân ghế, chân trời, chân tường,.....
- Đầu
- Tay
- Tai
- Cổ
- Miệng
Câu 7. Tìm cụm danh từ làm chủ ngữ trong các câu dưới đây
a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
b. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy...
c. Những đồng lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn.
d. Những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.
Trong các từ sau đây từ nào là từ ghép Hán Việt: chiến binh ,đồng đội, đồng bào ,nhân dân ,đồng hương ,công lý ,cổ kính, binh lính, xâm lược, đồng minh, chiến binh, thanh long ,Thiên Hà
Bà ơi mùa hạ đi đâu?
Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây
Tiếng sấm trốn lẩn vào mây
Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà.
Sông gầy, đê choãi chân ra
Mặt trời ngủ sớm, tiếng gà dậy trưa
Khoai sọ mọc chiếc răng thừa
Cóc ngồi cóc nhớ cơn mưa trắng chiều.
Hãy tìm trong đoạn thơ những từ được dùng theo nghĩa chuyển.
Mọi người ơi, giải giúp mình câu này với!
Trong các câu dưới đây những sự vật nào được nhân hoá?
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)