Nối các câu ở cột A với kiểu câu ở cột B sao cho phù hợp.
A |
B |
1. Các em đừng khóc. |
a. Câu cảm thán |
2. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội. |
b. Câu nghi vấn |
3. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? |
c. Câu trần thuật |
4. Ha ha! Một lưỡi gươm! |
d. Câu cầu khiến |
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
Câu 1: Trong các đoạn trích sau, câu nào là câu nghi vấn? Các câu ấy dùng để làm gì?
a. (1) Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. (2) Rồi hỏi tôi:
- (3) Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
- (4) Ừ.
- (5) Thôi thôi...hừ hừ... (6) Em xin vái cả sáu tay. (7) Anh đừng trêu vào...(8) Anh phải sợ...
(9)Tôi quắc mắt:
- (10) Sợ gì? (11) Mày bảo tao sợ cái gì? (12) Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
Câu 1: Trong các đoạn trích sau, câu nào là câu nghi vấn? Các câu ấy dùng để làm gì?
a. (1) Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. (2) Rồi hỏi tôi:
- (3) Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
- (4) Ừ.
- (5) Thôi thôi...hừ hừ... (6) Em xin vái cả sáu tay. (7) Anh đừng trêu vào...(8) Anh phải sợ...
(9)Tôi quắc mắt:
- (10) Sợ gì? (11) Mày bảo tao sợ cái gì? (12) Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
Cho mình hỏi bài này với ạ.
Chỉ ra hành động nói trong các câu sau? Hành động ấy được dùng trực tiếp hay gián tiếp?
a. U nó không được thế!
b. Chị Cốc béo xù đứng ở cửa nhà ta ấy hả?
c. Bạn có thể cho mình mượn quyển sách toán này được không?
Mong các anh chị giúp em ạ.
Câu 1: Xác định các kiểu câu?
a.-U nó không được thế !....................................................
b.Người ta đánh mình không sao,mình đánh người ta thì mình phải tù,phải tội.(Ngô Tất Tố). ...................................................
c.Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?....................................
d.Hỡi ơi lão Hạc!........................................................
Câu 2:Chép một câu thơ trong bài thơ :Nhớ rừng của Thế Lữ có sử dụng câu nghi vấn và nêu tác dụng ?
Câu 3:Viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 nói về mục đích của học tập có sử dụng câu cầu khiến, nghi vấn,cảm thán.
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
c) Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.
(Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo)
d) Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…
- Đùa chơi một tí.
- Hừ … hừ … cái gì thế?
- Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
- Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?
- Ừ.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU CÂU VÀ MỤC ĐÍCH NÓI CỦA MỖI CÂU TRONG CÁC VÍ DỤ SAU:
a) Thôi, các em đứng lên sắp hàng để vào lớp.
b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
c ) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
e) Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho
f) – Bác trai đã khá rồi chứ ?
g) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó tất không khỏi tội chết.
h) - Thôi, nhân lúc trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi..
i) – Khốn nạn… ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!
k) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?
Câu 5. Xác định các kiểu câu sau:
a) Cậu học bài chưa?
b) Hãy chung tay phòng chống dịch Covid – 19.
c) Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về!
d) Cô ấy rất đẹp.