Câu 1: Xác định kiểu và mục địch của hành động nói có trong ngữ liệu sau :
a) Mẹ ơi con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệm.
b) Trên các tiền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn xô bồ như những con sóng đời đời không chịu tan.
c) Cụ cứ tưởng thế đấy, chứ nó chả hiểu gì đâu!
d) Lạy chị, em nói gì đâu!
e) Hai chàng vừa đều ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào?
f) Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái rồi sắt và mộ...
Đọc tiếp
Câu 1: Xác định kiểu và mục địch của hành động nói có trong ngữ liệu sau :
a) Mẹ ơi con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệm.
b) Trên các tiền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn xô bồ như những con sóng đời đời không chịu tan.
c) Cụ cứ tưởng thế đấy, chứ nó chả hiểu gì đâu!
d) Lạy chị, em nói gì đâu!
e) Hai chàng vừa đều ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào?
f) Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái rồi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
g) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
h) Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
i) Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
j) Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!
k) Ha ha! Một lưỡi gươm!
l) Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
m) Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!... Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào nước sơn không tróc cả ra như da thằng hủi.
Câu 2: Đọc mẩu chuyện sau và thực hiện yêu cầu:
Nhớ quên
Một người hỏi nhà hiền triết:
- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
Nhà hiền triết đáp:
- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.
Viết đoạn văn từ 8 - 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên. Trong đoạn văn có sử dụng 2 kiểu hành động nói, nêu mục đích hành động nói đó.