a) Danh từ
cơn bão, bầu trời, nắng, mẹ, căn nhà.
b) Động từ: về.
Tính từ: mới
a) Danh từ
cơn bão, bầu trời, nắng, mẹ, căn nhà.
b) Động từ: về.
Tính từ: mới
bạn nào chưa thi ngữ văn 6 mk cho đề nè , mk thi rồi :
đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
thế rồi cơn bão đã quabầu trời xanh trở lại
mẹ về như nắng mới
sáng ấm cả căn nhà
a, đoạn thơ trên sử dụng những danh từ nào ?
b, chỉ ra động từ và tính từ trong câu : mẹ về như nắng mới
c,từ nội dung trên hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em về mẹ
câu 2 ( 6 điểm )
kể lại truyện em bé thông minh bằng lời của em
Câu 2 : Các đoạn văn, thơ sau có sử dụng các phép tu từ nào ? Em hãy
phân tích tác dụng của các biện pháp đó?
a.“ Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng
và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi
chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
( Biển- Khánh Chi)
b. Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
khiêng nắng
qua sông
Cô gió chăn mây qua đồng
Bác mặt trờiđạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười
(Em kể chuyện này- Trần Đăng Khoa)
c. “Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
"Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung,
thương cỏ hoa
Chi biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2: Tìm biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ ?
Câu 3:Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật vừa tìm được trong đoạn thơ.
Câu 4:Qua đoạn thơ trên,em cảm nhận như thế nào về Bác?
Chỉ ra từ dùng sai trong đoạn văn sau và sửa lại:
Bao trùm lên cả bài thơ nắng mới là 1 không khí trầm lắng và man mát buồn cùng với 1 tâm trạng bâng khuâng,xao xuyến lòng người. Nắng mới hắt lên song của và cũng hắt lên ý chí của tác giả gợi lại. Những kỉ niệm của 1 thời.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
" Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sáng nắng
Mấy chú quả sấu non
Dỡn cả cùng mây trắng
( Xuân Diệu, Quả sấu non trên cao )
Phiếu học tập số 1
Đọc kĩ đoạn văn sau trả lời các câu hỏi sau:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
Câu 2: Từ “đêm nay” được lặp lại có tác dụng gì?
Câu 3: Từ “ đó”, “ nay”, “vì” thuộc loại từ gì?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ?
Phiếu học tập số 2
Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...’’
Câu 1: Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Chép lại những
dòng thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy và nêu tác dụng.
Câu 2: Chỉ ra các từ láy và nêu tác dụng?
Câu 3: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Phiếu bài tập só 3
Đọc kĩ trích đoạn thơ dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi: Từ đoạn : “ Sắp mưa, sắp mưa” đến
“ Bụi bay” ( trích trong văn bản “Mưa”- Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Bài thơ “Mưa” được trích trong tập thơ nào?
Câu 2. Bài thơ “Mưa” được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là
gì?
Câu 3. Bài thơ “Mưa” diễn tả cơn mưa diễn ra ở vùng nào?
Câu 4. Em có nhận xét gì về nhịp thơ?
Câu 5. Bài thơ viết về cơn mưa mùa nào trong năm?
Câu 6. Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng rộng rãi trong bài thơ? Nêu tác dụng?
Phiếu học tập số 4
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:
" .... Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần
dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả
trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái
chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để
mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông".
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả đoạn văn trên là ai?
Câu 2: Tìm từ láy trong câu: “Tròn trĩnh phúc hậu .... nước biển ửng hồng” ?
Câu 3: Chỉ ra một hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh ấy?
Câu 4: Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy ) nói về cái hay của đoạn trích trên.
Các anh, chị ơi giúp em với em sắp thi rồi!
*Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ trồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Câu 1: Tìm điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào?
Câu 2: Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà những câu văn ấy chứa đựng cảm nhận gì của tác giả?
Câu 3: Đoạn trích đã gợi cho em những tình cảm đẹp nào? Em sẽ làm gì để có thể sống thật ý nghĩa với những tình cảm ấy?
*Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 4: Bài thơ trên có những đặc điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao mà em đã học?
Câu 5: Phép tu từ nào được sử dụng hiệu quả trong bài thơ trên?
Câu 6: Em hiểu nghĩa của cụm từ " Bảy nổi ba chìm " trong câu "Bảy nổi ba chìm với nước non" là như thế nào?
Câu 7: Bài thơ đã ca ngợi bản lĩnh vững vàng của người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong xã hội ngày nay, cũng rất nhiều người phụ nữ có đức tính đáng quý này. Em hãy nêu ra hai ví dụ mà em được biết/
*Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc
Câu 8: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 9: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 10: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? Hãy ghi rõ câu chủ đề.
*Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Câu 11: Tìm những phép tu từ sử dụng trong bài thơ? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 12: Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong những câu thơ trên