Chỗ này mình có nhầm không nhỉ, đọc đoạn 2 đoạn 3 rồi "Nhận xét về cách chuyển ý từ khổ 1 sang khổ 2"??? Em xem lại đề nhé!
Chỗ này mình có nhầm không nhỉ, đọc đoạn 2 đoạn 3 rồi "Nhận xét về cách chuyển ý từ khổ 1 sang khổ 2"??? Em xem lại đề nhé!
[Ngữ Văn 7]
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
(Trích Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1 (0,5 điểm)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm)
Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1 điểm)
Nội dung của đoạn trích trên là gì ?
Câu 4 (1 điểm)
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?
Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?
Câu 2 (5 điểm)
Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?
đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi :
"tinh thần yêu nước cũng giống như các của quý..... đến công việc kháng chiến"
câu 1 đoạn trích trên trích từ văn bản nào? phương thức biểu đạt của đoạn văn ấy ?
đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi :
"tinh thần yêu nước cũng giống như các của quý..... đến công việc kháng chiến"
câu 1 đoạn trích trên trích từ văn bản nào? phương thức biểu đạt ?
Đọc văn bản nhìn qua khung cửa sổ và trả lời các câu hỏi Câu 1: chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Câu 2:qua những lời bình phẩm của cậu bé em nhận thấy tính cách nổi bật nào của nhân vật Câu 3: lời đáp của người mẹ không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình có ý nghĩa gì Câu 4: viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực
I đọc hiểu 4 điểm Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau
(1) người ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của nhân dân ta....lũ cướp nước
(2)lịch sử ta đã có nhiều .......dân tộc anh hùng
câu 1 đoạn văn trên được trích từ văn bản nào Tác giả
câu 2 xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích
câu 3 Tìm trạng ngữ và ý nghĩa của trạng ngữ đó trong câu : "từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm......bán nước và cướp nước
câu 4 tìm 1 phép liệt kê trong đoạn
câu 5 nêu nội dung chính của phần trích trên
II LÀM VĂN
đề hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :"có công mài sắt có ngày nên kim"
đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Bác suốt đời làm việc ... Thắng Lợi." (trích từ văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ") Từ nội dung đoạn trích trên êm hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 3-5 câu cho biết mình cần phải làm gì để học tập và làm theo tấm gương của Bác
Ở bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm, đọc bài văn và trả lời câu hỏi a,b,c,d. Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
Đọc đoạn văn bản sau rồi trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước...”
1. Nêu xuất xứ đoạn văn trên. Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản. (2đ)
2. Hãy xác định các câu văn nêu ý chính của đoạn văn trên. Ý chính ấy đóng vai trò
như thế nào trong lập luận toàn văn bản? (1đ)
3. Chỉ ra những từ, cụm động từ mang ý nghĩa mạnh được sử dụng liên tiếp trong câu
văn cuối cùng của đoạn văn. Tác dụng của những từ ngữ ấy trong việc thể hiện nội
dung đoạn? (2 điểm)
4. Tác giả có viết “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Theo em, lòng yêu nước
của nhân dân ta ngày nay có những biểu hiện cụ thể như thế nào? (1 điểm)
II. Phát triển luận điểm sau thành một đoạn văn nghị luận chứng minh khoảng 8 câu,
trong đoạn có sử dụng một câu bị động: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa
có”. (4đ)
III. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có chí thì nên”
I-Trắc nghiệm
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bầng khuâng, có tiếc thương ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
(Ngữ văn 7, tập 2)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
a. Ý nghĩa văn chương
b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
c. Ca Huế trên sông Hương
d. Đức tính giản dị của Bác Hồ
Đọc văn bản “Đừng sợ vấp ngã” (sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2 trang 41-42) và trả lời câu 3 và 4:
Luận điểm cơ bản của văn bản này là gì?
A. Đừng sợ vấp ngã.
B. Câu chuyện vấp ngã của những người nổi tiếng.
C. Tác dụng của những lần vấp ngã
D. Cả 3 ý trên