[Ngữ Văn 7]
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
(Trích Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1 (0,5 điểm)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm)
Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1 điểm)
Nội dung của đoạn trích trên là gì ?
Câu 4 (1 điểm)
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?
Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?
Câu 2 (5 điểm)
Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?
bạn tham khảo nha:
Câu 1:
- Đoạn trích trên trích từ văn bản Sống chết mặc bay.
- Tác giả là Phạm Duy Tốn.
Câu 2:
-Thể loại là truyện ngắn hiện đại.
Câu 3:
- Nội dung là nói về tình hình thảm hại của khúc sông hương.
Câu 4:
-Câu đặc biệt ” Gần một giờ đêm”.
⇒Xác định thời gian diễn ra sự việc, nhấn mạnh tình cảnh thống khổ của nhân dân
Phần II:
Câu 1:
Đoạn văn thuộc phần đầu của truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Nhà văn đã đưa ra các yếu tố cụ thể về không gian, thời gian và tình cảnh thực tại đang xảy đến. Cách gọi của Phạm Duy Tốn: làng X, phủ X giúp ta hiểu rằng đây không phải một làng nào cụ thể cả. Nhưng đồng thời, tái hiện khugn cảnh thê lương của những người nông dân trong công cuộc hộ đê, nhà văn đã phản ánh một hiện thực chua xót với nhân dân. Hình ảnh liệt kê trong đoạn trích cho bạn đọc cảm nhận được những nhọc nhằn, vất vả của họ. Thiên nhiên khắc nghiệt làm người nông dân khổ cực vô cùng. Nhưng chua xót của người dân trong xã hội ấy chẳng dừng lại ở đó. Mở đầu bằng một đoạn văn đầy hiện thực, ta càng chua xót cho tình cảnh, số phận của hàng nghìn con người vất vả, nhọc nhằn.
Câu 2:
Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại. Bởi vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Hiểu đơn giản, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng đem lại rất nhiều lợi ích đối với tự nhiên, cũng như con người.
Trước hết, rừng chính là một phần của tự nhiên. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị. Nếu rừng bị phá hủy, các loài này sẽ đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, rừng giúp điều hòa khí hậu. Như chúng ta đã biết cây xanh có khả năng quang hợp. Bởi vậy, có thể ví rừng như một nhà máy thu nhận khí các-bon-níc và và sản xuất ra khí ô-xi… Cùng với đó, rừng còn giúp điều tiết lượng nước, tăng độ phì nhiêu và chế ngự dòng chảy giúp ngăn sự bào mòn của đất. Từ đó, rừng giúp phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, ở các vùng đồi núi, hiện tượng sạt lở đất sẽ diễn ra nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Đối với đồng bằng ven biển, những cánh rừng có vai trò giúp che chở cho đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.
Tiếp đến, với sự phát triển kinh tế, rừng chính là một nguồn lợi to lớn. Nơi đây đã cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng như lim, trầm…; nguồn dược liệu quý tạo ra các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng…; nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người như mộc nhĩ, nấm hương…. Thậm chí, con người có thể phát triển cả các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên; cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây…
Cuối cùng, rừng còn rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ an ninh - quốc phòng. Với một đất nước có ba phần tư diện tích là đồi núi, rừng chính là biên giới tự nhiên với các nước láng giềng. Vì vậy, việc bảo vệ rừng sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, đảm bảo an toàn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh, những cánh rừng rộng lớn đã giúp bộ đội của ta ngụy trang trước kẻ thù. Nơi đây đã có biết bao chiến sĩ vô danh đã nằm xuống, vì nền độc lập của đất nước. Những cánh rừng đã đi vào lời thơ, câu hát để ghi nhớ cho ngày tháng đau thương mà hào hùng của đất nước:
"Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!"
(Theo chân Bác, Tố Hữu)
Rừng quan trọng là vậy, nhưng lại đang bị con người tàn phá một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần có trách nhiệm và ý thức bảo vệ rừng. Từ các cấp chính quyền cần ban hành bộ luật, quy định trong vấn đề bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm các hành vi phá hoại rừng. Đến mỗi cá nhân cần có những việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng to lớn như tích cực trồng cây xanh, không đốt rừng để làm nương rẫy, khai thác rừng khoa học…
Tóm lại, việc bảo vệ rừng là cần thiết và cấp bách. Bởi đó chính là bảo vệ cuộc sống của con người, cũng là bảo vệ trái đất xinh đẹp này.
Phần I:
Câu 1:
Đoạn văn trên trích từ văn bản "Sống chết mặc bay"
Tác giả:Phạm Duy Tốn
Câu 2:
Thể loại:Truyện ngắn hiện đại
Câu 3:
Nội dung đoạn trích:Nói về sự vất vả,mệt nhọc của người dân trước thế đê sắp vỡ
Câu 4:
Câu đặc biệt:
-Gần mười một giờ đêm
-Trời mưa tầm tã
Tác dụng:Xác định thời gian diễn ra sự việc