Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minhkk Khuee

Dàn ý cô bé bán diêm

minh nguyet
22 tháng 11 2021 lúc 9:14

Em tham khảo:

A. Mở bài: - “Cô bé bán diêm” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen, thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm bất hạnh.

 

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Phần đầu tác phẩm khắc họa hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

- Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh của cô bé bán diêm: nhà nghèo, mồ côi mẹ, chân đất, bụng đói. Dưới trời rét mướt của đêm giao thừa, cô vẫn phải lang thang đi bán diêm kiếm tiền.

- Tác giả xây dựng nên 2 hoàn cảnh đối lập nhau:

   + Một bên là khung cảnh đêm giao thừa: nhà nhà sáng rực ánh đèn, nức mùi thơm của thức ăn.

 PauseUnmute Loaded: 100.00%   Remaining Time -1:05 Close Player

   + Một bên là hình ảnh cô bé “ngồi nép trong góc tường”, “mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”, “đôi bàn tay cứng đờ ra” . Đến cả ngôi nhà tồi tàn của cô hiện tại cũng không thể chắn nổi từng đợt gió rét cắt da cắt thịt.

⇒ Sự đối lập ấy đã nhấn mạnh hoàn cảnh đáng thương, khổ sở của cô bé khi vừa phải chịu cái rét, vừa phải chịu cái đói, đau buốt chân tay. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được phần nào sự vô cảm, thờ ơ của xã hội khi không có ai đưa tay ra giúp đỡ em khỏi đêm rét buốt đó.

Luận điểm 2: Hiện thực và mộng tưởng trong ánh mắt trẻ thơ của cô bé

 

- Giữa cái giá rét, cô bé quyết định quẹt diêm để sưởi ấm cho chính mình. Mỗi lần quẹt diêm là một ước mơ giản dị, chân thành và đầy ngây thơ của cô bé:

   + Lần quẹt thứ 1: cô mơ thấy một lò sưởi to ⇒ ước được sưởi ấm, thoát khỏi cái giá rét

 

   + Lần quẹt thứ 2: cô mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn với những món ăn hoành tráng ⇒ ước được ăn no, thoát khỏi cái đói, cái nghèo.

   + Lần quẹt thứ 3: cô nhìn thấy cây thông Nô-en thật to và đầy màu sắc ⇒ ước được đón lễ giáng sinh như bao người khác

   + Lần quẹt thứ 4: bà hiện ra ⇒ ước được đoàn tụ với người bà thân yêu của mình.

- Mỗi lần quẹt diêm là một khung cảnh trong mơ hiện ra trước mặt cô bé, nhưng những giấc mộng đó chỉ kéo dài trong vài giây và sau khi diêm tắt, mọi thứ lại trở về với tối tăm, rét mướt, đói khổ. Sự đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực như một nhát dao cứa vào lòng người đọc khi cảm nhận được nỗi bất hạnh, sự cô đơn, lạc lõng của cô gái bé nhỏ giữa xã hội.

 

- Ở lần quẹt diêm thứ 4, cô đã nhất quyết níu tay người bà và cầu xin bà cho cô đi cùng. Đây được coi là chi tiết cảm động nhất. Nó không chỉ thể hiện tình yêu, lòng quý trọng, nhớ thương của cô với người bà quá cố, mà còn là sự níu kéo lại những phút giây hạnh phúc mỏng manh duy nhất của cuộc đời, cũng là ước muốn được giải thoát khỏi khổ đau trong tâm hồn non nớt ấy.

Luận điểm 3: Cái chết của cô bé bán diêm trong đêm giá lạnh

- Cuối cùng, Chúa cũng xót thương cho số phận bất hạnh của cô bé và đưa cô về với người bà của mình nơi Thiên đường. Hình ảnh cô bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười như xoáy sâu vào lòng người đọc một nỗi bàng hoàng, xúc động và một câu hỏi về sự vô tâm, vô cảm của xã hội xung quanh.

Luận điểm 4: Thành công nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể hấp dẫn người đọc với các tình tiết hợp lí, logic, sự đan xen giữa hiện thực với mộng tưởng làm tăng thêm hiệu quả nghệ thuật và thành công cho truyện.

- Nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Tác phẩm khắc họa lại tình cảnh đáng thương và những ước mơ giản dị, trong sáng, xúc động của cô bé bán diêm.

- Liên hệ: Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả.

Nguyễn Minh Sơn
22 tháng 11 2021 lúc 9:13

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/lap-dan-y-ve-truyen-co-be-ban-diem-faq418355.html

Nguyễn Hà Giang
22 tháng 11 2021 lúc 9:14

Tham khảo!

Dàn ý:

1. Mở bài

- Nêu một vài nét về tác giả An- đéc- xen: là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông

- Một vài nét về tác phẩm: là một trong những câu truyện nổi tiếng của ông viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

2. Thân bài

a. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét

- Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố

- Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà

- Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống

⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét

- Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét

- Không gian: Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt

+ Trời rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần

+ Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm

⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc

b. Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại

- Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại.

- Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp

+ Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm

+ Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ

+ Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình

+ Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà

+ Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế

⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn

c. Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

- Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em

⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bât hạnh của người nghèo

⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm.

3. Kết bài

- Khái quát lại vài nét nội dung nghệ thuật và nội dung: Bằng ngòi bút đẫm chất hiện thực và nhân văn tác giả đã đưa người đọc đến sự rung cảm nhất định là niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ của xã hội trước những số phận khó khăn.

- Lời khuyên của bản thân: Mỗi chúng ta nên sống một cách rộng lượng, biết yêu thương và san sẻ, biết giúp đỡ người khác để xã hội ngày một tươi đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Quyết
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
hphuongnie
Xem chi tiết
Sarine Zhuang
Xem chi tiết
Bùi Anh Khoa
Xem chi tiết
bảo anh
Xem chi tiết
阮草~๖ۣۜDαɾƙ
Xem chi tiết
♌♋□ 📄&🖰
Xem chi tiết
trịnh minh anh
Xem chi tiết