☆⩸Moon Light⩸2k11☆

Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh là gì? Bằng những sự kiện đã diễn ra trong 10 năm gần đây anh/chị hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên

cần gấp.hứa tick

Lưu Mẫn Nghi
3 tháng 7 2022 lúc 22:41

tham khảo:

Sau chiến tranh lạnh Thế Giới chia làm hai XHCN và Tư Bản chủ nghĩa Hai bên đối đầu rất căng thẳng.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
4 tháng 7 2022 lúc 10:25

Tham khảo 

- Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài. Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh

- Sau chiến tranh lạnh Thế Giới chia làm hai XHCN và Tư Bản chủ nghĩa Hai bên đối đầu rất căng thẳng.

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
4 tháng 7 2022 lúc 14:42

Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh.

- Với các nước giàu mạnh đã điểu chỉnh mối quan hệ hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

- Với các nước chưa dành được tự độc lập thì vẫn tiếp tục giữ vững mối quan hệ đồng minh và đấu tranh giành độc lập.

Minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên.

- Vào ngày 14/11/2016 hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực khi được gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ phê duyệt.

- Và nhiều sự kiện khác.

Bình luận (0)
sky12
4 tháng 7 2022 lúc 16:56

Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh là gì?

* Từ năm 1991, trật tự hai cực Ianta tan rã,lịch sử thế giới bước sang một giai đoạn phát triển mới,thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh.Thế cục hai cực-hai phe bị phá vỡ,một trận tự thế giới mới với chiều hướng đa cực được hình thành,quan hệ quốc tế đã xuất hiện những nét đặc trưng sau:

- Với sự vươn lên của nhiều cường quốc như Mĩ,Nhật Bản,Liên bang Nga,Trung Quốc,... đã tạo nên xu thế đa cực.Các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm (Các nước đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng nhau hợp tác và phát triển như: hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),Liên minh châu Âu (EU),Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC),...)...

- Các nước lớn theo chiều hướng đối thoại,thỏa hiệp,tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi...Mối quan hệ giữa nước lớn ngày nay mang tính hai mặt,nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa,cạnh tranh và hợp tác,tiếp xúc và kiềm chế,..

+ Sau sự tan rã của Liên Xô,các nhà cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" để Mĩ làm bá chủ thế giới.Nhưng tương quan lực lượng giữa các cường quốc,Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó...

- Sau chiến tranh lạnh,hòa bình thế giới được củng cố,nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến,xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng,ở một số quốc gia châu Phi và Trung Á 

+ Cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mĩ đã gây ra những tác hại to lớn,báo hiệu nhiều nguy cơ mới đối với thế giới...

- Từ thập kỉ 90,sau thời kì Chiến tranh lạnh,thế giới đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ...

=> Đặc trưng chung cho mối quan hệ quốc tế thời kì sau chiến tranh lạnh là "hòa bình,hợp tác và phát triển"

Bằng những sự kiện đã diễn ra trong 10 năm gần đây anh/chị hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên

- Ngày 26/4/2022,thông qua nghị quyết yêu cầu 5 nước là ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (Hoa Kì,Anh,Pháp,Trung Quốc,Nga) giải trình khi họ sử dụng quyền phủ quyết của mình 

- Việt Nam ký hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu EU (hiệp định EVFTA) 

- Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực bắt đầu từ năm 2016 ....

*Lưu ý: Một số phần được tham khảo trên mạng,sách giáo khoa.

Bình luận (0)
PHUONGLYNH
4 tháng 7 2022 lúc 20:16

Với các nước giàu mạnh đã điểu chỉnh mối quan hệ hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

- Với các nước chưa dành được tự độc lập thì vẫn tiếp tục giữ vững mối quan hệ đồng minh và đấu tranh giành độc lập.

- Vào ngày 14/11/2016 hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực khi được gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ phê duyệt.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết