Hóa lý
Nghiên cứu phản ứng C + 2H2 = CH4. Người ta xác định được hằng số cân bằng như sau:
Ở 700 độ C, Kp = 0,915
Ở 750 độ C, Kp = 0,1175
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trong khoảng nhiệt độ trên và so sánh với giá trị chính xác hơn thu được bằng thực nghiệm là -89,663 kJ/mol.
HÓA LÝ
Ở 323K và 0,334 atm, phản ứng N2O4 = 2NO2 có độ phân li của N2O4 là 63%.
Tính các hằng số cân bằng Kx, Kp, Kc của phản ứng.
Bài 3. Nhiệt động học
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng hình thành C2H6 từ C và H2 ở P = 1 atm và T = 298K. Biết rằng thiêu nhiệt của C2H6, C, H2 tương ứng bằng 1563,979; 393,296 và 285,767 kJ/mol.
Bài tập ôn thi Hóa lý
Cho cân bằng N2O4 = 2NO2 ở 300C.
Giả sử ban đầu trong bình chỉ có N2O4 với áp suất là 760 mmHg. Khi phản ứng đạt cân bằng, áp suất trong bình là 800 mmHg.
a) Tính các loại hằng số cân bằng của phản ứng.
b) Xác định độ điện ly của N2O4 tại thời điểm áp suất trong bình là 780 mmHg.
c) Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên nếu biết hằng số cân bằng của phản ứng ở 250C là 1,15 mmHg.
Tính Qp và Qv ở 25 độ C của các phản ứng:
a) CH4(k) + 2O2(k) ---> CO2(k) + 2H2O(h)
b) C(r) + CO2(k) ---> 2CO(k)
Biết sinh nhiệt tiêu chuẩn của CH4, CO2, CO và H2O tương ứng là -17,889; -94,052; -26,416 và -57,798 kcal/mol.
câu hỏi : Tính các hằng số cân bằng Kx ,Kc ,Kp của phản ứng: H2 + I2 -> 2HI ,biết rằng khi cân bằng đạt được 450 độ C thì phần mol của HI và I2 tương ứng là 0,523 và 0,466.
BT3. Ở áp suất thường, nhiệt độ sôi của nước và cloroform lần lượt là 100 và 60 độ C, nhiệt hóa hơi tương ứng là 12 và 7 kcal/mol. Tính nhiệt độ tại đó 2 chất lỏng trên có cùng áp suất.
Bài 2. Nhiệt động học
Tính hiệu ứng nhiệt Qx của phản ứng hình thành tinh thể Al2(SO4)3 từ tinh thể Al2O3 và khí SO3 ở P = 1 atm và T = 298K. Biết rằng sinh nhiệt tiêu chuẩn của Al2O3, SO3 và Al2(SO4)3 tương ứng là -1669,792; -395,179; -3434,98 kJ/mol.
Nhiệt phản ứng trung hòa Qh của NaOH với HCl, HF và HCN tương ứng là -13,75; -16,27 và -2,85 kcal/mol. Xác định nhiệt phân ly của HF và HCN.