Chủ động tham gia việc khơi thông lòng suối chảy qua làng, bản. Không đi qua suối, đánh bắt cá, vớt củi trên sông, suối khi lũ, lụt đang xảy ra. - Mỗi gia đình cần phải chủ động dự trữ lương thực, thức ăn khô cần thiết đảm bảo đủ tồn tại trong một thời gian thích hợp, đồng thời cần phải dự trữ chất đốt như bếp ga mi ni hoặc dầu hỏa để có thể đun nấu tạm thời trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Dự trữ nước sạch cũng là vấn đề hết sức quan trọng để con người có thể tồn tại khi xung quanh bị nước lũ bao vây. - Chủ động sơ tán ra khỏi vùng có nguy cơ cao khi có lệnh của chính quyền địa phương. Báo cáo ngay cho chính quyền địa phương khi phát hiện thấy các nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất và sự cố các công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện… - Ngoài ra, khi người dân ra đường, nhất là ở các đô thị đang bị ngập lụt, cẩn trọng để tránh bị sa lầy các miệng cống không đậy nắp. Các đơn vị thoát nước nếu cần mở miệng cống để hút nước, cần có biện pháp thông báo cho người dân và các phương tiện tham gia giao thông. - Sau khi lũ, lụt đi qua, từng gia đình, cá nhân thu xếp lại nơi ở, chú ý vệ sinh môi trường chống dịch bệnh phát sinh, khôi phục lại sản xuất và đời sống.