tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK
Đọc hai truyện sau:
(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.
(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?
b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?
c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?
3. Các phần của bố cục
a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.
b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?
c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Tóm tắt câu chuyện:
Ngày xưa có một gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già. Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được ít ngày, ông cụ thấy không vui nên đành bỏ về. Về nhà ông cụ bàn với vợ rằng muốn kiếm một đứa con nuôi. Ít lâu sau ông rời khỏi làng và đi rao: “Có ai mua cha thì ra mà mua!”. Nhiều người chế giễu ông nhưng chỉ có đôi vợ chồng nghèo kia chịu mua ông và tất tả vay mượn 5 quan tiền chỉ để nuôi ông. Không may năm ấy xảy ra nạn mất mùa nhà đã nghèo lại còn nghèo thêm. Hai vợ chồng phải bán mọi thứ, kể cả 2 đứa con đi để nuôi ông lão. Đến 1 ngày họ không còn gì để bán nữa, ông lão mới lấy năm quan tiền ban đầu để chuộc 2 đứa con về. Sau đó, ông dẫn họ về gặp vợ và từ đó họ sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời.
Đây chỉ là tóm tắt mà mình tự viết thôi (nên đọc hơi dở). Cái này là truyện “người con nuôi hiếu thảo nha”
**Giúp mình viết ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế đến bản thân, lớp và trường được ko các bạn ?
Giúp mình nha!!! Nhưng mà các bạn đừng viết dài quá. Mình sẽ tick cho các bạn !!!
GIÚP MK NHA MN ! BT BỒI DƯỠNG NÊN CẦN GẤP LẮM ÍK ! CHỈ CẦN CÁC PẠN VIẾT CHO MK DÀN Ý THÔI ! KO CẦN V CẢ BÀI ĐÂU NHÉ ! MƠN TRC !
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Những ngày vừa qua, trên phương tiện truyền thông và mạng xã hội ngập tràn
màu cờ đỏ. Trong lòng người hâm mộ, những nỗi lo thường nhật biến mất khi chỉ
còn một niềm tự hào, bâng khuâng, sung sướng đến tột cùng. Không tự hào sao
được khi ngay cả những trang báo quốc tế cũng thi nhau dành những lời khen ngợi
cho đội tuyển U23 Việt Nam – lần đầu tiên một đội bóng của Đông Nam Á lọt vào
trận chung kết giải U23 châu Á. Có được kỳ tích đó, không phải là công lao một cá
nhân mà là của cả một tập thể. Không đoàn kết, hợp tác với nhau, đội tuyển U23
của chúng ta sẽ không thể tiến xa được như vậy.
(Nguồn Internet)
a. Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
b. Xác định cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong đoạn văn.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu : “Không tự hào sao
được khi ngay cả những trang báo quốc tế cũng thi nhau dành những lời khen ngợi
cho đội tuyển U23 Việt Nam – lần đầu tiên một đội bóng của Đông Nam Á lọt vào
trận chung kết giải U23 châu Á”.
Phân tích thành phần câu rồi chỉ ra kiểu câu chia theo cấu tạo cho các câu sau
Câu 1 : Nhà cháu đã không có , dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi .
Câu 2 : Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít
Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:
- Vậy là tất cả đến 3 đồng rưỡi, cụ cho con 1 đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại! Ông Nghị đập tay xuống sập:
- Đem ngay ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày...Hừ! Vừa mới ngoen ngoét nói rằng bán không ai mua, người ta làm phúc mua cho lại còn nhằng nhẵng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay!
C1: Xác định câu đặc biệt trong ngữ liệu trên
C2: Chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm được
C3: Phân biệt câu rút gọn và câu đặt biệt
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đức tính giản dị của Bác còn được thể hiện qua từng bữa ăn. Bữa cơm của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa mũi hoặc tai lợn luộc cùng một chút mắm chua. Khi ăn, lúc nào Bác cũng gắp mũi, tai lợn ra một chiếc đĩa nhỏ và đậy lại cẩn thận. Sau đó, Bác dùng dao khoanh tròn niêu cơm, lấy cháy ra ăn trước. Khi ăn xong, Bác bưng xuống bếp đưa cho các chiến sĩ cùng cán bộ phục vụ đĩa thịt tai lợn và nói “ chỗ này Bác chưa gắp đến, các chú ăn đi ”.Các chiến sĩ nhìn nhau rơm rớm nước mắt.
Những dịp theo Bác đi khảo sát tình hình thời sự ở Trung Quốc, các anh em chiến sĩ mới thực sự nhìn thấy sự hóm hỉnh của Bác.Vali quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô cùng một bộ trang phục để tiếp khách. Thế những, lúc nào Bác cũng dặn các chiến sĩ phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc vali, nếu đi đâu ra khỏi phòng thì phải cho vào tủ khóa lại.Thấy sự ngạc nhiên của các chiến sĩ Bác nói “Đây là bí mật quốc gia, đừng tiết lộ ra ngoài”. Sau này mới biết, Bác không muốn cho người ngoài nhìn thấy sự quá giản dị của một vị lãnh tụ”.
( Sưu tầm/ Những câu chuyện về lối sống giản dị của Bác)
Câu 1 (1,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích trên gợi nhớ đến một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng có những câu thơ thật hay viết về tình cảm thương yêu mà Bác dành cho những người đi phục vụ mặt trận. Em hãy ghi lại hai câu thơ đó và cho biết tên bài thơ, tên tác giả.
Câu 2 (1 điểm). Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được.
Câu 3 (1 điểm). Tìm câu văn mang luận điểm của đoạn văn 1. Qua hai đoạn văn trên em thấy sự giản dị của Bác được thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Câu 4 (2 điểm). Từ đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý kiến: Con người sống cần phải giản dị.
ai chỉ mình với ngày mai mình ktra 15p Văn rồi
1. Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Tìm quan hệ từ trong đoạn văn sau:
"Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác."
(Trích đoạn bài văn "Sài Gòn tôi yêu")