Bài viết số 5 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khánh Chi Đoàn

chép thuộc ba câu tục ngữ mà em đã em đã học về chủ đề con người và xã hội . Nêu ý nghĩa và giá trị kinh nghiệm của ba câu tục ngữ đó

Võ Thị Giang
1 tháng 3 2017 lúc 20:27

Một mặt người bang mười mặt của
Đói cho sạch, rách cho thơm.

Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Khánh Chi Đoàn
1 tháng 3 2017 lúc 20:28

làm ơn giúp mk với mk đang cần gấp


Các câu hỏi tương tự
Linh Sun
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
Xem chi tiết
ngyen thi ha linh
Xem chi tiết
Đặng Mỹ Khuê
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
Trần Thị Tuyết
Xem chi tiết
Phương Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nee Yuin
Xem chi tiết