Câu 1:Phần lớn bề mặt của các hoang mạc bị bao phủ bởi
A. Rừng rậm. B. Xa van. C. Sỏi đá hay những cồn cát. D. Làng mạc đông đúc
Câu 2:Môi trường đới lạnh nằm trong khoảng các vĩ tuyến nào và là nơi có nhiệt độ như thế nào trên TĐ?
A. Giữa 2 chí tuyến, là nơi có nhiệt độ cao. B. Giữa 2 Chí tuyến và 2 vòng cực, có nhiệt độ ôn hòa. C. Từ 2 vòng cực đến 2 cực, có nhiệt độ rất thấp. D. Chỉ nơi có đường xích đạo chạy qua, có nhiệt độ thấp.
Câu 3:Ở môi trường vùng núi, Khí hậu và thực vật thay đổi theo những chiều nào?
A.Theo độ cao và theo hướng sườn. B. Theo vĩ độ C. Theo vị trí gần hay xa biển. D. Không thay đổi.
Câu 4: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 TG, có DT…triệu km2?
A.10. B.42. C.hơn 30. D.44
Câu 5: Bao bọc xung quanh châu Phi là các vùng nào sau đây?
A. Biển và địa dương B. Châu Á và châu Âu. C. Châu Mỹ và châu Á. D. Các vùng đất thuộc châu Nam cực.
Câu 6: Khí hậu châu Phi có 2 đặc điểm cơ bản:
A.Nóng và khô. B.Nóng và ẩm quanh năm C.Lạnh và khô quanh năm. D.Ẩm và ôn hòa.
Câu 7: Vùng nào được gọi là vùng sừng của Châu Phi?
A. Bán đảo Xô-ma-li B.Dãy Atlat C.Mũi Hảo Vọng D.Đảo Ma-đa-gaxca
Câu 8: Sản lượng công nghiệp Châu Phi chiếm bao nhiêu phần trăm sản lượng Công nghiệp toàn TG?
A.40. B.60. C.2. D.80
Câu 9: Dãy núi trẻ duy nhất ở Bắc Phi có tên là gì?
A. Hymalaya B. Atlat C. Anđet D. Phanxipăng.
Câu 10: Quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao nhất khu vực Nam Phi đồng thời là cao nhất Châu Phi là ?
A. Ai Cập. B. Mô-zăm-bich. C. Ma-la-uy. D. Cộng Hòa Nam Phi
Câu 11: Tính chất trung gian của khí hậu đới Ôn hòa được thể hiện như thế nào?
A. Nóng quanh năm B. Ôn hòa quanh năm C. Lạnh quanh năm D. Không nóng bằng đới nóng, không lạnh bằng đới lạnh.
Câu 12: Loại cây trồng nào là cây trồng quan trọng bậc nhất ở Châu Phi?
A. Cây cà phê B. Cây cao su C. Cây Ca cao D. Cây bông
Câu 13: Châu Phi chủ yếu nằm ở:
A. Môi trường đới B. Môi trường C. Môi trường đới D. Môi trường đới lạnh.
nóng xích đạo ẩm. ôn hòa.
Câu 14: Nước có nền công nghiệp tương đối phát triển ở châu Phi là:
A. Công –Gô. B. CH Nam Phi. C. Tuy –ni – di, Xu - đăng. D. Ma - rốc, Ăng – gô - la.
Câu 15: Địa hình phía Đông của khu vực Trung Phi có đặc điểm nào sau đây?
A. Chủ yếu là bồn địa trũng. B. Có nhiều đồng bằng rộng. C. Chủ yếu là núi trẻ D. Bị nâng lên rất mạnh nên có độ cao lớn nhất Châu Phi.
Câu 16: Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào?
A. Đới nóng B. Đới ôn hòa. C. Đới lạnh. D. Nhiệt đới.
Câu 17: Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa:
A. Môi trường ôn đới hải dương. B. Môi trường địa trung hải.
C. Môi trường ôn đới lục địa. D. Môi trường nhiệt đới gó mùa.
Câu 18: Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là:
A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
Câu 19: Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường:
A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương. C. địa trung hải. D. cận nhiệt đới ẩm.
Câu 20: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?
A. Mưa axít. B. Hiệu ứng nhà kính. C. Tầng ô zôn bị thủng. D. Thủy triều đỏ.
Câu 21: Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?
A. Hoa Kì. B. Pháp. C. Anh. D. Đức.
Câu 22: Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng:
A. Thủy triều đen. B. Thủy triều đỏ. C. Triều cường. D. Triều kém.
Câu 23: Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng:
A. Thủy triều đen. B. Thủy triều đỏ. C. Triều cường. D. Triều kém
Câu 24: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm:
A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.
B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất.
C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất.
D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất.
Câu 25: Hoang mạc Xahara ở châu Phi là hoang mạc:
A. Lớn nhất thế giới. B. Nhỏ nhất thế giới.
C. Lớn nhất ở châu Phi. D. Nhỏ nhất ở châu Phi.
Câu 26: Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là:
A. ôn hòa. B. thất thường. C. vô cùng khắc nghiệt. D. thay đổi theo mùa.
Câu 27: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?
A. Lông dày. B. Mỡ dày. C. Lông không thấm nước. D. Da thô cứng.
Câu 28: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?
A. Do con người dùng tàu phá bang. B. Do Trái Đất đang nóng lên.
C. Do nước biển dâng cao. D. Do ô nhiễm môi trường nước.
Câu 29: Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là:
A. băng tan ở hai cực. B. mưa axit. C. bão tuyết. D. khí hậu khắc nghiệt.
Câu 30: Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:
A. Độ cao. B. Mùa. C. Chất đất. D. Vùng.
Câu 31: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là:
A. Ít bán đảo và đảo. B. Ít vịnh biển. C. Ít bị chia cắt. D. Có nhiều bán đảo lớn.
Câu 32: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:
A. Bồn địa và sơn nguyên. B. Sơn nguyên và núi cao. C. Núi cao và đồng bằng.
D. Đồng bằng và bồn địa.
Câu 33: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất:
A. Pa-na-ma B. Xuy-e C. Man-sơ D. Xô-ma-li
Câu 34: Sông dài nhất châu Phi là:
A. Nin. B. Ni-giê. C. Dăm-be-di. D. Công-g
Hoang mạc nóng và hoang mạc lạnh đều có điểm chung giống nhau là:
A.
Khí hậu nóng ẩm,mưa nhiều và dân cư đông đúc.
B.
Khí hậu khắc nghiệt và quang cảnh hoang vu.
C.
Thuận lợi chăn nuôi và dân cư tập trung đông đúc.
D.
Đất tốt,giao thông thuận lợi,nhiều đồng bằng .
Nguyên nhân khiến cho dân cư ở hoang mạc sinh sống chủ yếu ở trong các ốc đảo là do
(5 Điểm)
nơi này có mạch nước ngầm lộ sát mặt đất.
nơi này có nhiều con sông lớn chảy qua.
nơi này có thể trồng được lúa và hoa màu.
nơi này có khí hậu không khắc nghiệt.
Giúp mình với mình cảm ơn ạ
Đặc điểm nào sau đây nói về vùng Nam cực? (2.5 Points)
Có nhiều rừng cây lá kim
Có lớp băng dày bao phủ trên bề mặt tạo thành khiên băng lớn.
Mật độ dân số rất cao
Có hoang mạc cát rộng lớn
Câu 4: Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở khu vực nào của châu Phi?
A. Bắc Phi. B. Trung Phi. C. Nam Phi. D. Đông Phi.
Câu 5: Bề mặt của hoang mạc Xa-ha-ra chủ yếu là:
A. Các dãy núi già xen kẽ các đồng bằng nhỏ hẹp.
B. Các đồng bằng lượn sóng màu mỡ.
C. Các hệ thống núi cao đồ sộ và hiểm trở.
D. Các bãi đá, cồn cát mênh mông hoặc núi đá trơ trụi.
Câu 6: Dân cư ở khu vực Bắc Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Ơ-rô-pê-ô-it. B. Nê-grô-it. C. Môn-gô-lô-it. D. Người lai.
Câu 18: Cây xương rồng có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc?
A. Lá dày để hấp thu ánh sáng Mặt Trời.
B. Rễ cây mọc thành chùm để hút nước.
C. Thân cây phình to, trữ nước bên trong.
D. Rút ngắn thời kì sinh trưởng.
Đới lạnh nằm trong khoảng:
A. từ hai vòng cực đến hai cực.
B. từ 50 độ Bắc đến cực Bắc.
C. từ 50 độ Nam đến cực Nam.
D. từ hai chí tuyến đến hau cực.
Cảnh quan phổ biến nhất ở đới lạnh là:
A. mùa xuân cây cối xanh tốt.
B. cây cối xanh tốt quanh năm.
C. núi băng và đồng băng ở khắp nơi.
D. ven biển, động thực vật rất phong phú.
Động vật ở môi trường đới lạnh đã thích nghi với môi trường bằng cách nào?
A. Vùi mình vào băng tuyết.
B. Chủ yếu kiếm ăn vào ban đêm.
C. Tăng cường dự trữ nước cho cơ thể.
D. Ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng.
Đâu không phải là cách thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh?
A. Có lớp mỡ và lông dày.
B. ngủ đông hoặc di cư.
C. Tự hạn chế mất nước.
D. sống thành bầy đàn.
Động vật nào sau đây ở đới lạnh điển hình có bộ lông không thấm nước?
A. Gấu trắng.
B. Cáo bạc.
C. Tuần lộc.
D. Chim cánh cụt.
Các ốc đảo trong các hoang mạc là:
A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.
B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc.
C. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sinh sống.
D. Nơi không có nước nhưng có các loài sinh vật.
Vùng cửa biển,cửa sông ở Trung và Nam Mĩ là nơi:
A.chủ yếu là hoang mạc
B.ko có dân sinh sống
C.dân cư tập trung thưa thớt
D.dân cư tập trung đông