Vua Búc và con nhện
Ngày xưa, có một vị vua tên là Búc. Dạo nọ, vua nước láng giềng dẫn quân sang xâm lược. Búc đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu sáu lần nhưng thất bại. Ông bị thương và được đưa vào rừng sâu để chữa trị. Nằm dưới tán cây, đau đớn và mệt mỏi, vua chán nản và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Bất chợt, ông thấy trên cành cây có một con nhện đang giăng tơ. Nó cố tìm cách giăng sợi tơ mỏng từ cành cây này sang cành cây khác ở cách đó khá xa. Nó đã giăng sáu lần nhưng thất bại. Ấy vậy mà con nhện ngoan cường vẫn không bỏ cuộc mà chuẩn bị cho lần giăng thứ bảy. Cuối cùng, nó đã thành công. Búc cảm kích kêu lên: “Có lẽ ta phải chiến đấu một lần nữa.”
Sau đó, ông dần khỏe lại và dẫn đội quân thêm một lần quyết chiến. Trong lần chiến đấu thứ bảy này, Búc cùng các binh sĩ hùng dũng xông lên, quyết chiến quyết thắng. Kẻ địch tưởng họ đã huy động thêm binh lính nên mất tinh thần và tháo chạy tán loạn. Cuối cùng, đội quân của Búc đã giành thắng lợi, đuổi hết quân xâm lược ra khỏi vương quốc.
(Theo “Những câu chuyện về tấm gương danh nhân”)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Sau 6 lần thất bại, vua Búc cảm thấy thế nào?
a. Mệt mỏi b. b. Đau đớn
c. Chán nản, mất tinh thần
d. Cả 3 ý trên đều đúng
2. Điều gì khiến ông lấy lại dũng khí và sự quyết tâm chiến đấu?
a. Được mọi người động viên và chữa trị
b. Ông đã bình phục và khỏe lại
c. Từ hành động giăng tơ của con nhện
d. Ông thấy địch đã mất tinh thần
3. Ý nghĩa của bài tập đọc này là gì?
a. Ca ngợi vua Búc thông minh
b. Ca ngợi con nhện giăng tơ giỏi
c. Ca ngợi đội quân anh dũng
d. Ca ngợi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng
4. Vì sao bọn giặc bỏ chạy tán loạn?
A. Vì tưởng vua Búc đã huy động thêm binh lính
B. Vì thấy con nhện đã giăng được tơ.
C. Vì chúng có âm mưu khác.
D. Vì chúng không muốn đánh nhau.
5. “Chúng cháu cảm ơn bác Hoa” thuộc kiểu câu gì
A. Câu kể Ai làm gì
B. Câu kể Ai thế nào
C. Câu kể Ai là gì
D. Câu khiến
6. Điền các từ thích hợp vào chỗ còn trống để nói về ý chí nghị lực của con người (nhẫn nại, chí, nản, ngã, nan)
a. Mưu cao chẳng bằng … dày
b. Vạn sự khởi đầu …
c. Thắng không kiêu bại không …
e. Dẫu rằng chí thiển tài hèn,
Chịu khó ………… làm nên cơ đồ.
d. Chớ vì ……. một lần mà thôi chân không bước .
7.Trong câu: Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được. Dấu ngoặc kép có tác dụng:
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
d. Gây sự hứng thú cho người đọc.
8. Chuyển câu kể sau thành một câu hỏi và một câu khiến: “Nam học bài.”
- Câu hỏi:
- Câu khiến:
9. Giả sử vua Búc không nhìn thấy con nhện. Em gặp vua Búc trong rừng khi ông vừa thất bại sáu lần và ông đang rất nản lòng. Em sẽ nói gì để ông lấy lại tinh thầnvà dũng khí chiến đấu?
|
|
|
10. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? Nếu gặp khó khăn, em phải làm như thế nào?
|
|
|
6.Trong câu “Vào thời vua Lê – chúa Trịnh, có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh”, có mấy danh từ riêng?
6.Trong câu “Vào thời vua Lê – chúa Trịnh, có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh”, có mấy danh từ riêng?
Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Can vua
Đầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới. Nhưng chưa được bao lâu, nhà vua lại cho thay bằng mẫu khác. Quân sĩ thấy lệnh vua mỗi lúc một khác thì phàn nàn.
Trong quân bấy giờ có một người lính tên là Văn Lư bèn dâng thư can vua. Thư viết: “Tháng giêng năm nay, Bệ hạ vừa ban mẫu để quân sĩ theo đó mà chế tạo binh khí. Nay, Bệ hạ lại ra lệnh thay đổi mẫu. Như thế là chính lệnh bất thường.”
Nhà vua không bằng lòng, sai các quan đến trách Văn Lư.
Quan thị lang Lương Như Hộc bảo:
- Nhà ngươi chỉ là một tên lính thường, cớ sao dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự?
Văn Lư khẳng khái trả lời:
- Chính lệnh mỗi lúc một khác thì quân dân oán thán, việc nước sao yên được? Ông là cận thần mà không dám can vua. Nếu Lư này cũng không nói thì làm sao vua biết sai mà sửa?
Theo Nguyễn Khắc Thuần
- Chính lệnh bất thường: mệnh lệnh mỗi lúc một khác
- Thị lang: chức quan đứng thứ hai ở một bộ
- Chuyện quốc gia đại sự: chuyện lớn của đất nước
- Cận thần: vị quan gần gũi với vua
- Lạm bàn: bàn việc không phải của mình
1. Vì sao quân sĩ phàn nàn về lệnh của nhà vua?
a. Vì lệnh vua mỗi lúc một khác.
b. Vì vua bắt chế tạo binh khí.
c. Vì vua bắt chế tạo binh khí mới.
2. Ai dâng thư can vua?
a. Một quan cận thần. b. Một người lính thường. c. Một người dân thường.
3. Quan thị lang mắng người lính thế nào?
a. Là lính mà không chịu chế tạo vũ khí mới.
b. Là lính thường mà không chịu làm theo lệnh vua.
c. Là lính thường mà dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.
4. Người lính trả lời quan thị lang thế nào?
a. Trách vua ban lệnh mỗi lúc một khác để quân sĩ phàn nàn.
b. Bảo vệ ý kiến của mình và trách quan không dám can vua.
c. Xin lỗi vì là lính thường mà lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.
5. Theo người lính, ai được quyền can vua?
a. Tất cả mọi người đều có quyền can vua.
b. Chỉ các quan cận thần mới có quyền can vua.
c. Chỉ người lính tên là Lư này mới có quyền can vua.
Bài 2: Qua hành động, lời nói của quan thị lang và người lính, em nhận xét gì về tính cách của mỗi người?
- Quan thị lang:
- Người lính:
1. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào “trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh.
- Danh từ:.....................................................................................................................................
- Động từ:.....................................................................................................................................
Tính từ:.......................................................................................................................................
Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon. Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh.
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trên lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiến hạm một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.
Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hòa ước lâu dài.
Theo XUÝP
(Đỗ Đức Hiểu dịch)
Vì sao Gu-li-vơ khuyên qua vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút?
A.Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình.
B.Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch.
C.Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-phút.
câu 1:câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?
a. Ai, gì, nào, sao, không
c. Ai, A, nhé, nhỉ, nghen
d. A, ối, trời ơi, không,
Câu 2 : Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ? a. Công chúa ốm nặng b. Nhà vua buồn lắm c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.
Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa? b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết, trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?
Câu 4: Đọc đoạn văn sau: (1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa. a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. b) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ và 2 gạch vị ngữ của từng câu tìm được.
Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a). mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con. b) ........................................hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em. c) Trong chuồng, ..................kêu “chiêm chiếp”, ...................kêu “ cục tác”, .......................... thì cất tiếng gáy vang.
Dấu gạch ngang trong câu:''Ninh thuận-vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná,Đâm Vua''có tác dụng gì.