Nguyễn Lê Khánh Chi

Câu 2: Sống tự trọng có ý nghĩa như thế nào thế nào đối với mỗi con người? Học sinh cần phải làm gì để trở thành người sống tự trọng?

Câu 3: Khoan dung là gì? Em hãy nêu một số biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống hàng ngày?

Câu 4: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào thế nào đối với mỗi con người? Để trở thành người sống khoan dung, học sinh cần phải làm gì?

Câu 5: gia đình văn hóa là gì? Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần phải làm gì Câu 6: Em hãy nêu một số biểu hiện của gia đình văn hóa trong cuộc sống và những điều cần tránh trong việc xây dựng gia đình văn hóa?

Câu 7: Học sinh cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

Lê Hữu Hải
9 tháng 12 2021 lúc 20:02

https://www.youtube.com/channel/UC76hYiiA8o88FN3n9ca7-cQ

Bình luận (0)
Đại Tiểu Thư
9 tháng 12 2021 lúc 20:06

Tham khảo:

Câu 2 : 

Người có lòng tự trọng tự đánh giá được giá trị của bản thân, đứng đâu trong xã hội, giữ gìn những phẩm chất của bản thân không người khác xâm phạm. Trong giao tiếp và ứng xử, lòng tự trọng sẽ giúp con người đối xử với nhau có chừng mực và có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau chính là cách để giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp.

 

Học sinh cần :

Khi mình thiếu sót thì phải tự biết nhận khuyết điểm.

Phải luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình.

Phải tôn trọng lẽ phải và làm theo lẽ phải.

Tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh.

Sống đúng với chuẩn mực và phải suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.

Câu 3:

Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình...

Biểu hiện của lòng khoan dung:

– Tôn trọng và thông cảm người khác; 

– Tha thứ người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.Câu 4:Lòng khoan dung chính là nhân tố quan trọng góp phần làm cho cuộc sống mỗi người đáng sống và ý nghĩa hơn. Khoan dung là một phẩm chất, một đức tính tốt của con người. Nó cũng gần như là vị tha, thể hiện ở việc rộng lượng tha thứ cho người khác, cho đi là không toan tính và độ lượng với chính bản thân mình. Học sinh cần:

-  Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.

- Cư xử chân thành, rộng lượng.

- Biết tha thứ lỗi lầm khi người khác đã biết lỗi.

...

 

Bình luận (0)
Đại Tiểu Thư
9 tháng 12 2021 lúc 20:13

Tham khảo:

Câu 5:

Gia đình văn hóa là một chỉ tiêu được chính phủ Việt Nam đề ra để thực hiện trong nhiều gia đình ở Việt Nam ở cấp tổ dân phố nhằm tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích các gia đình đạt các tiêu chuẩn này. 

Để xây dựng gia đình văn hóa,mỗi người cần:

+ Kính trọng ông bà, cha mẹ; là cha mẹ phải thương yêu, chăm sóc con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm.

+ Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi

+ Tránh xa các tệ nạn xã hội

+ Con cái chăm ngoan, học giỏi

...

Câu 6:

Biểu hiện gia đình văn hóa:

+ Kính trọng mọi người xung quanh.

+ Nghe lời ông bà,cha mẹ,...

...

Những điều cần tránh trong việc xây dựng gia đình văn hóa là :

+ Không kính trọng người xung quanh.

+ Chơi bời,đua đòi,...

...

Câu 7:

Học sinh cần:

+ Hòa thuận,không cãi vã những thành viên trong gia đình.

+ Tạo mối quan hệ với hàng xóm,láng giềng.

...

Bình luận (0)
lạc lạc
9 tháng 12 2021 lúc 21:13

tk

câu 2 

+Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân.

+ Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm.

+* Để rèn luyện tính tự trọng cho bản thân mình, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải:

Khi mình thiếu sót thì phải tự biết nhận khuyết điểm.Phải luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình.Phải tôn trọng lẽ phải và làm theo lẽ phải.Tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh.Sống đúng với chuẩn mực và phải suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.

 

câu 3

+Khoan dung chính  lòng rộng lượng của con người, luôn có thể tha thứ cho người khác mà không áp đặt, không trừng phạt, không khắt khe

+

Một số biểu hiện của khoan dung:

+ Ôn tồn thuyết phục bạn sửa lỗi

+ Tha thứ khi người khác mắc lỗi và biết lỗi sửa lỗi

+ Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ, Công bằng vô tư khi phán xét người khác.

Bình luận (0)
lạc lạc
9 tháng 12 2021 lúc 21:18

câu 4. 

+khoan dung chính là nhân tố quan trọng góp phần làm cho cuộc sống mỗi người đáng sống và ý nghĩa hơn. Khoan dung là một phẩm chất, một đức tính tốt của con người. Nó cũng gần như là vị tha, thể hiện ở việc rộng lượng tha thứ cho người khác, cho đi là không toan tính và độ lượng với chính bản thân mình

+

 Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.

Cư xử chân thành, rộng lượng.

 Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội để rèn luyện lòng khoan dung.

Để xây dựng một gia đình văn hoá học sinh cần ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ.

– Học tập giỏi và đạt nhiều giải thưởng – thể hiện con ngoan trò giỏi.

– Nhắc nhở bố mẹ khi gia đình có cãi vã để giúp gia đình hoà thuận.

 

câu 5.

+ là một chỉ tiêu được chính phủ Việt Nam đề ra để thực hiện trong nhiều gia đình ở Việt Nam ở cấp tổ dân phố nhằm tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích các gia đình đạt các tiêu chuẩn này. 

+

Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần:

+ Kính trọng ông bà, cha mẹ; là cha mẹ phải thương yêu, chăm sóc con cái, gia đình hòa thuận, đầm ấm.

+ Sống lành mạnh, giản dị, không đua đòi ăn chơi + Tránh xa các tệ nạn xã hội + Con cái chăm ngoan, học giỏi

+ Ông bà, cha mẹ gương mẫu là tấm gương để con cháu noi theo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

+ Mọi thành viên trong gia đình phải tích cực lao động theo khả năng của mình, làm ra nhiều của cải nhằm nâng cao mức sống gia đình, làm cho gia đình ngày càng đầy đủ, ấm no...

+ Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh.

+ Không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.

 

 

câu 6.

 

+

Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em và bản thân em đã:

– Các thành viên trong gia đình:

   + Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau;

   + Chia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình;

   + Biết kính trên nhường dưới;

   + Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư;

   + Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi.

– Bản thân em:

   + Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.

   + Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

   + Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.

   + Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.

 

– Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

– Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có sinh hoạt văn hóa lành mạnh.

– Đoàn kết xóm giềng.

– Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

 

câu 7.

=> Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà; không ăn chơi đua đòi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
An Nguyễn
Xem chi tiết
khoa trịnh
Xem chi tiết
mhuyen
Xem chi tiết
ERROR
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết