Giang Nguyen

Câu 1: So sánh đặc điểm của hệ thống sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ ? Nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông và biện pháp khắc phục ?

Câu 2 : Nêu đặc điểm khí hậu Việt Nam ? Phân tích tnh1 chất nhiệt đời gió mùa ẩm đến sản xuất nông nghiệp nước ta ?

Câu 3 : Chứng minh rằng tài nguyên nước ta có gia trị to lớn ?

Câu 4 : Phân tích bảng số liệu về lượng mưa và lưu lượng nước sông ? Vẽ biểu đồ ? Giải thích mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ ?

Câu 5 : Nêu đặc điểm chung của sinh vật nước ta : Chừng minh rằng sinh vật nước ta giàu có về thành phần loài , đa dạng về hệ sinh thái ?
Câu 6 : Trình bày đặc điểm miền khí hậu Việt Nam ?

Linh Phương
25 tháng 4 2017 lúc 12:26

giống nhau:
+ mạng lưới dày đặc
+ chủ yếu là sông nhỏ
+ có hai mùa lũ và cạn
+ nước thất thường
khác nhau:
+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.

+) NGuyên NHân:

- Thứ nhất đó chính là do sự bùng nổ dân số của nước ta

- Thứ hai là lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, lò mổ hay bệnh viện đang ngày một tăng cao.

- Thứ ba là hệ thống các công viên, khu vui chơi giải trí mọc lên như nấm trong khi đó lượng rác thải tại các khu vực này vẫn chưa được giải quyết dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng rất nhiều đến người dân ở các khu vực xung quanh.

+) Biện pháp ( bạn tự làm nhé )

Bình luận (0)
Linh Phương
25 tháng 4 2017 lúc 12:30

Câu 2:

- Bài 31 : Đặc điểm khí hậu Việt Nam | Học trực tuyến

Câu 3:

-Cung cấp gỗ cho xây dựng
-Cung cấp lương thực thực phẩm(l úa, ngô, khoai..)
-Cung cấp thuốc chữa bệnh(tam thất, trầm hương..)
-Cung cấp nghuyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
+khai thác gỗ: lim, sến, táu_
+sản xuất giấy
+khai thác nhựa:cao su
+làm màu nhuộm : cú nâu...
-Cung cấp gỗ, củi làm chất đốt
*Có giá trị về văn hóa du lịch: vườn sinh vật cảnh, tham quan du lịch, để nghiên cứu khoa học, cảnh quan tự nhiên đa dạng

Câu 4:

Bài 35. Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam (Địa lý 8)

Câu 5:

– Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
+ Đa dạng về thành phần loài và gen.
+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.

Chứng minh:

Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
– Nước ta có gần 30.000 loài sinh
vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%
+ Thực vật: 14.600 loài.
+ Động vật: 11.200 loài.
– Số loài quý hiếm.
+ Thực vật: 350 loài
+ Động vật: 365 loài.

Sự đa dạng về hệ sinh thái
Các hệ sinh thái tiêu biểu.
– Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
– Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
– Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
– Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.

Câu 6:

Nằm trong câu 4

Bình luận (0)
Thảo Phương
25 tháng 4 2017 lúc 20:09

1)

a. Giá trị của sông ngòi.
– Thuỷ điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Yaly…
– Thuỷ lợi: Cung cấp nước tưới tiêu cho việc sản xuất của nhân dân.
– Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực
– Thuỷ sản.
– Giao thông, du lịch….
b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
– Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.
– Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm
* Biện pháp
– Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
– Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước.
– Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.
– Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

2)

a/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

– Từ tháng XI đến tháng IV

– Nguồn gốc: cao áp lạnh Siberi

– Hướng gió Đông Bắc

– Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)

– Đặc điểm:

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

b/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

– Từ tháng V đến tháng X

– Hướng gió Tây Nam

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).

c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:

– Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

– Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô.

a/ Tính chất nhiệt đới:

– Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.

– Nhiệt độ trung bình năm trên 200C

– Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.

b/ Lượng mưa, độ ẩm lớn:

– Lượng mưa trung bình năm cao: 1500–2000 mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500– 4000 mm.

– Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

*Nguyên nhân:

– Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.

– Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.

3)- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thịnh
Xem chi tiết
vũ Hoàng Đức
Xem chi tiết
đỗ thùy linh
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Chơi Ham Kẻ
Xem chi tiết
Thư Soobin
Xem chi tiết
Bích Kiều
Xem chi tiết