Câu 1: Oxygen có vai trò trong *
hô hấp.
đốt nhiên liệu.
dập tắt đám cháy.
hô hấp và đốt nhiên liệu.
Câu 2: Ở điều kiện thường khí oxygen chiếm khoảng *
20 % khối lượng không khí.
0,2 % thể tích không khí.
20% thể tích không khí.
2% thể tích không khí.
Câu 3: Tế bào nào sau đây chỉ quan sát được khi dùng kính hiển vi điện tử? *
Tép bưởi.
Trứng cá chép.
Trứng gà.
Trùng roi.
Câu 4: Hành động nào sau giúp làm giảm ô nhiễm môi trường và tốt cho sức khỏe ? *
Vứt rác thải bừa bãi.
Đốt than.
Trồng nhiều cây xanh.
Dùng đồ nhựa.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng? *
Nước sông có phù sa là dung dịch.
Hòa tan đường vào nước được dung dịch nước đường.
Muối ăn là chất tinh khiết, điều kiện thường trạng thái rắn có vị mặn, tan được trong nước.
Không khí là hỗn hợp gồm nhiều chất khí là oxigen, nitơ, cacbonic.
Câu 6: Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là *
huyền phù.
nhũ tương.
dung dịch.
chất tinh khiết.
Câu 7: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, dùng cách nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước một cách đơn giản? *
Lọc.
Cô cạn.
Chiết.
Chưng cất.
Câu 8: Quan sát hình vẽ sau về tế bào thực vật. Chú thích nào sau đây là đúng? *
(1): nhân tế bào; (2): màng tế bào; (3): tế bào chất; (4): lục lạp.
(1): màng tế bào; (2): tế bào chất; (3): nhân tế bào; (4): lục lạp.
(1): tế bào chất; (2): màng tế bào; (3): lục lạp; (4): nhân tế bào.
(1): lục lạp; (2): màng tế bào; (3): tế bào chất; (4): nhân tế bào.
Câu 9: Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene? *
Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các thành phần cấu tạo nên tế bào.
Tế bào biểu bì da ếch có màu xanh giống tế bào thực vật.
Tế bào biểu bì da ếch là tế bào động vật.
Giúp ta phân biệt với các tế bào khác trong cơ thể ếch.
Câu 10: Quan sát các hình ảnh mô tả các loại tế bào sau. Tế bào thực vật là *
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 1 và 2.
Câu 11: Thực vật có khả năng quang hợp được là do tế bào thực vật có *
hình nhiều cạnh.
chất tế bào.
lục lạp.
nhân tế bào.
Câu 12: Bộ phận chứa vật chất di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là *
nhân tế bào (hoặc vùng nhân).
màng tế bào.
màng tế bào và chất tế bào.
chất tế bào.
Câu 13: Tế bào nhân sơ khác tế bào nhân thực ở đặc điểm *
không có màng nhân.
có tế bào chất.
có hình dạng khác nhau.
có màng tế bào.
Câu 14: Hình ảnh sau đây mô tả sự lớn lên và phân chia của *
tế bào động vật và thực vật.
tế bào động vật.
tế bào chất.
tế bào thực vật.
Câu 15: Quan sát hình ảnh sau về trùng biến hình. Chú thích đúng về cấu tạo của trừng biến hình là *
(1) Chất tế bào, (2) màng tế bào, (3) Nhân tế bào.
(1) Nhân tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Màng tế bào.
(1) Màng nhân tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân tế bào.
(1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân tế bào.
Câu 16: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ *
Một số tế bào.
Hàng nghìn tế bào.
Hàng trăm tế bào.
Một tế bào.
Câu 17: Kích thước của tế bào chất và nhân thay đổi thế nào khi tế bào lớn lên? *
Tế bào chất tăng về kích thước và khối lượng, nhân giảm kích thước và khối lượng.
Tế bào chất không thay đổi chỉ có nhân tăng về kích thước và khối lượng.
Tế bào chất và nhân cùng giảm về kích thước và khối lượng.
Tế bào chất và nhân cùng tăng về kích thước và khối lượng.
Câu 18: Từ 1 tế bào qua quá trình sinh sản lần thứ nhất tạo ra số tế bào mới là *
3.
1.
4.
2.
Câu 19: Để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối ta dùng phương pháp *
chiết.
cô cạn.
lọc.
chưng cất.
Câu 20: Sốt mayonaise được tạo ra khi trộn lòng đỏ trứng gà và chanh, đường với một ít muối hòa tan trộn đều và đánh nhuyễn . Sốt mayonaise là *
huyền phù.
Hỗn hợp.
nhũ tương.
chất tinh khiết.
Câu 21: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? *
Lipid ( chất béo).
Carbohydrate ( chất đường, bột).
Protein ( chất đạm).
Vitamin.
Câu 22: Khi bị ngộ độc thực phẩm cần làm gì? *
Dừng ăn ngay thực phẩm đó.
Có thể kích thích họng để tạo phản ứng nôn, nôn ra hết thực phẩm đã ăn.
Pha orezol với nước cho người bị ngộ độc uống để tránh mất nước và trung hòa chất độc trong cơ thể.
Tất cả các công thức trên đều đúng.
Câu 23: Bạn An đang tập luyện và thay đổi chế độ ăn uống để chống béo phì. Trong các thực đơn ăn tối sau, thực đơn nào tốt nhất cho bạn? *
1 Chiếc bánh hambugur và khoai tây chiên vì ngon và cung cấp nhiều chất.
3 Bát cơm và thịt lợn kho vì cung cấp nhiều tinh bột và chất đạm, chất béo.
Nhịn đói buổi tối để cơ thể không nạp thêm năng lượng.
Khoai lang và cá hồi vì cung cấp ít tinh bột, đủ protein và khoáng chất, không có chất béo.
Câu 24: Khi một vận động viên bắt đầu đẩy quả tạ, vận động viên đã tác dụng vào quả tạ một lực nào? *
Lực uốn.
Lực kéo.
Lực đẩy.
Lực nén.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng với đặc điểm của lực tác dụng vào vật theo hình biểu diễn? *
Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, có độ lớn 15N.
Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, có độ lớn 15N.
Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, có độ lớn 15N.
Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, có độ lớn 15N.
Câu 26: Hiện tượng nào sau đây mà lực không làm biến đổi chuyển động? *
Vật chuyển động đều với vận tốc không đổi.
Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
Vật chuyển động chậm lại.
Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động.
Câu 27: Một vận động viên nhảy dù khi bung dù ra làm người rơi chậm lại. Nhận xét nào sau đây là đúng? *
Không khí tác dụng lực cản lên vận động viên khiến chuyển động chậm lại.
Dù tác dụng lực cản lên không khí khiến chuyển động chậm lại.
Không khí tác dụng lực cản lên dù khiến chuyển động chậm lại.
Vận động viên tác dụng lực cản lên dù khiến chuyển động chậm lại.
Câu 28: Dùng búa đóng một chiếc đinh vuông góc với mặt bàn nằm ngang. Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu sau: *
Lực của búa làm đinh biến dạng và lực của đinh làm mặt bàn biến đổi chuyển động.
Lực của búa làm đinh biến đổi chuyển động và lực của đinh làm mặt bàn biến dạng,
Lực của búa làm đinh biến đổi chuyển động.
Lực của búa làm mặt bàn biến đổi chuyển động và biến dạng.
Câu 29: Chọn câu đúng: *
Trọng lực có hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới (hướng về tâm trái đất)
Trọng lực có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên
Trọng lực có hướng nằm ngang.
Trọng lực có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới
Câu 30: Đặt một quả cân sắt nặng 1kg và một tập giấy có trọng lượng 10N cạnh nhau. Nhận xét nào sau đây không đúng? *
Hai vật tác dụng lực hấp dẫn lên nhau
Hai vật có cùng thể tích.
Hai vật có cùng khối lượng.
Hai vật có cùng trọng lượng.
Câu 31: Trong các ví dụ sau, lực nào là lực tiếp xúc? *
Lực của nam châm hút miếng sắt.
Lực đẩy giữa hai cực cùng tên của hai nam châm đặt gần nhau.
Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên quyển sách trên bàn.
Lực cầu thủ đá vào quả bóng.
Câu 32: Độ dãn của lò xo là? *
Phần chiều dài lò xo tăng thêm hoặc giảm đi khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén lại.
Chiều dài lò xo tăng thêm khi treo vật nặng 50g vào lò xo
Chiều dài lò xo sau khi bị kéo dãn hoặc bị nén lại.
Phần chiều dài lò xo tăng thêm sau khi bị kéo dãn
Câu 33: Khi khối lượng quả nặng treo vào lực kế tăng lên 3 lần thì *
Độ dãn của lò xo tăng lên 3 lần.
Chiều dài lò xo tăng lên 1,5 lần.
Độ dãn lò xo giảm đi 1,5 lần.
Chiều dài lò xo tăng lên 3 lần.
Câu 34: Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 như hình vẽ. Hãy so sánh khối lượng các vật? *
m2 > m1 > m3
m1 < m2 < m3
m1 = m2 = m3
m1 > m2 > m3
Câu 35: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài 12cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 13cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu? *
20cm
15cm
60cm
16cm
Câu 36: Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng? *
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Câu 37: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có *
lực ma sát.
lực búng của tay.
trọng lực.
lực hấp dẫn
Câu 38: Các rãnh, gai trên lốp (vỏ) xe có tác dụng gì? *
Trang trí
Tăng lực ma sát
Giảm giá thành sản xuất.
Giảm nhiên liệu sản xuất
Câu 39: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? *
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
Câu 40: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ *
Chuyển động của cành cây khi gió thổi
Quả dừa rơi từ trên cao xuống
Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Kéo cái bàn trượt trên sàn nhà
Chia nhỏ từng phần ra đi bn
40. C
39. A
38. B
37. A
36. B
29. D
24. C
23. D
22. D
21. B
19. B
12. A
7. C
6. D
4. A