Dòng nào dưới đây là từ đồng nghĩa với từ tuệt vời? A.Tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt đối B.Tuyệt mĩ , tuyệt diệu, kì lạ C.tuyệt trần, tuyệt diệu,đẹp đẽ
Câu 1. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì?
a. Chuyển động lúc thì sang trái, lúc thì sang phải.
b. Đi chơi, thăm những nơi xa lạ.
c. Bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ.
Câu 2. Câu “Tuyệt diệu làm sao, một đêm tối mùa hạ trước cơn mưa” có:
a. Phần in đậm là chủ ngữ
b. Phần in đậm là vị ngữ
c. Phần in đậm là trạng ngữ
Câu 53. Dòng nào nêu đúng nghĩa của cụm từ danh lam thắng cảnh?
a. Những cảnh đẹp nổi tiếng của mỗi quốc gia.
b. Những di tích lịch sử nổi tiếng.
c. Những di tích hoặc cảnh đẹp nổi tiếng nói chung.
d. Những nơi thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, ngắm cảnh.
Câu 54. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ lạc quan?
a. Cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai.
b. Luôn tin tưởng những điều tốt đẹp ở tương lai.
c. Không bao giờ nhụt chí, bi quan, kể cả khi gặp khó khăn, nguy hiểm.
d. Không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, thử thách.
Câu 55. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ yêu kiều?
a. Đẹp trong sáng, dễ thương
b. Đẹp hồn nhiên, luôn tươi cười
c. Đẹp thướt tha, mềm mại
d. Đẹp mặn mà, đằm thắm
Câu 56. Trong các dãy từ sau, từ nào không phải là quan hệ từ?
và, đã, hay, với, còn, nhưng, như, về, vì, có, của, để, do, bằng, hoặc, được, nhờ.
a. hay, với, đã
b. đã, được, có.
c. nhưng, đã, nhờ
d. của, được, do.
Câu 57. Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau:
a. ngào ngạt, sực nức,thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.
b. rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tưới tắn, thắm tươi.
c. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.
Câu 58. Khoanh tròn từ có tiếng “bảo” không mang nghĩa “giữ”, “giữ gìn”:
a. bảo vệ c. bảo kiếm e. bảo quản
b. bảo tồn d. bảo tàng g. bảo hiểm
Câu 59. Chọn một trong các từ bảo tồn, bảo tàng, bảo đảm, bảo vệ, bảo quản điền vào mỗi chỗ trống cho thích hợp:
a. Các viện ……………. đã nối hiện tại và quá khứ.
b. Sách trong thư viện trường em được ………………….. rất tốt.
c. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là phải ………… các khu sinh thái.
d. Để điều hòa khí hậu, phòng tránh lũ lụt và xói mòn đất thì chúng ta nhất thiết phải ………….
rừng.
e. Họ hứa …………… những điều đã cam kết trong hợp đồng.
Câu 60. Khoanh tròn các quan hệ từ trong các câu sau:
Nắng bắt đầu rút những chòm cây cao rồi nhạt dần và như hòa lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng. Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.
(Theo Phạm Đức - Chiều tối)
Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ trái nghĩa?
A. Từ trái nghĩa là từ có nghĩa không giống nhau.
B. Từ trái nghĩa là từ có nghĩa gần giống nhau.
C. Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
D. Từ trái nghĩa là từ có nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
Câu 2. Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Gần nhà xa ngõ B. Lên thác xuống ghềnh
C. Nước chảy đá mòn D. Ba chìm bảy nổi
Câu 3. Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái?
A. Vạm vỡ - gầy gò B. Thật thà - gian xảo
C. Hèn nhát - dũng cảm D. Sung sướng - đau khổ
Câu 4. Từ trái nghĩa với từ “hoà bình” là:
A. Bình yên B. Thanh bình C. Hiền hoà D. a,b,c đều sai
Câu 5. Từ nào trái nghĩa với từ “chăm chỉ”?
A. Chăm bẵm B. Lười biếng C. Siêng năng D. Chuyên cần
Câu 6. Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?
A. Quyền công dân B. Quyền hạn C. Quyền thế D. Quyền hành
Câu 7. Trái nghĩa với từ “hạnh phúc” là:
A. Túng tiếu B. Bất hạnh C. Gian khổ D. vui vẻ
Câu 8. Cặp từ nào dưới đây không phải cặp từ trái nghĩa?
A. trẻ-già B. sáng-tối C. sang-hèn D. bay - nhảy
Câu 9. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ sau:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
A. Dữ dội- dịu êm B. Ồn ào- lặng lẽ C. Sông-sóng D. Ý A và B
Câu 10. Từ nào trái nghĩa với “im lặng”?
A. Ồn ào B. Lặng lẽ C. Vắng vẻ D. Thanh bình
Câu 11. Các từ trong nhóm: “Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng âm B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa
Câu 12. Trái nghĩa với từ “tươi” trong “Cá tươi” là ?
A. Uơn B. Thiu C. Non D. Sống
Câu 13. Trái nghĩa với từ “căng” trong “bụng căng” là ?
A. Phệ B. Nhỏ C. Yếu D. Lép
Câu 14. Dòng nào dưới đây gồm những tữ đồng nghĩa với từ “hòa bình”?
A. Yên bình, hiền hòa, yên ả B. Yên bình, thanh bình, thái bình
C. Thanh bình, xung đột, lặng yên D. Thái bình, yên tĩnh, thanh thản
Câu 15. Những từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “hòa bình”?
A. bình yên B. thanh bình C. xung đột D. phá hoại
Câu 16. Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
B. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm và về nghĩa.
C. Từ đồng âm là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
D. Từ đồng âm là những từ giống nhau về cách đọc và viết.
Câu 17. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm?
A. Cây bằng lăng / cây thước kẻ. B. Mặt vỏ cây / mặt trái xoan.
C. Tìm bắt sâu / moi rất sâu. D. Chim vỗ cánh / hoa năm cánh.
Câu 18. Từ trong ở cụm từ "phấp phới trong gió" và từ trong ở cụm từ "nắng đẹp trời trong" có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là hai từ đồng nghĩa B. Đó là hai từ nhiều nghĩa
C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa
Câu 19. Dãy câu nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm?
A. Tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng. / Tai của chiếc ấm pha trà rất đẹp.
B. Hoàng đế triệu chàng vào cung. / Hàng triệu người nô nức đi trảy hội.
C. Cọng rơm chui mãi vào bụng tượng. / Nước ngập đến ngang bụng chân.
D. Tuy nhà nghèo nhưng Lan rất chăm học./ Ngôi nhà được lợp bằng lá cọ.
Câu 20. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm?
A. Đất phù sa / Đất mũi Cà Mau. C. Biển rộng/ Biển lúa bát ngát.
B. Nước biển / Nước Việt Nam. D. Nhà lá / Nhà tôi có bốn người
Câu 21. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Nghĩa của từ "chiều chiều" và "chiều" trong từng câu trên là:
A.Thời gian và nỗi lòng B.Thời gian và phương hướng
C.Thời gian và đáp ứng yêu cầu D.Thời gian và địa điểm
Câu 22. Khoanh vào đáp án có từ in đậm là từ đồng âm
A. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. Sao lá đơn này thành ba bản.
B. Sao tẩm chè. Sao cho thuốc khô rồi mới sắc.
C. Sao ngồi lâu thế. Sao không đi học ngay.
D. Đồng lúa mượt mà sao ! Chiếc áo này đẹp sao!
Câu 23. Dòng nào chỉ chứa từ có nghĩa chuyển trong các dòng sau:
A. Lưỡi hái, lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi cày
B. Miệng bát, miệng thúng, đau miệng, miệng cống
C. Mũi dao, mũi lao, mũi tẹt, ngạt mũi
D. Cổ chai, cổ chân, bàn cổ, cổ áo
Câu 24. Trong thành ngữ “Chạy thầy chạy thuốc”, dòng nào nêu đúng nét nghĩa chung của từ “chạy”:
A. Di chuyển bằng chân
B. Hoạt động của máy móc
C. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được việc mình muốn.
D. Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy ra
Câu 25. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:
A. Mỗi bữa cháu chỉ ăn một bát cơm.
B. Con mà không chăm chỉ là bố cho ăn đòn.
C. Chiếc xe đạp này ăn phanh thật đấy.
D. Hàng ngày, tàu vào bến cảng ăn than.
Câu 26. Câu nào dưới đây có từ “đánh” được dùng với nghĩa ( xoa hoặc xát lên bề mặt một vật để vật sạch đẹp).
A. Chị đánh vào tay em.
B. Các bác nông dân đánh trâu ra đồng.
C. Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.
D. Tuần nào, bố tôi cũng đánh giày.
Câu 27. Trường hợp nào dưới đây từ “cứng” được dùng với nghĩa chuyển:
A. Đất bùn sau khi phơi nắng thì nó đã cứng lại.
B. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng lại.
C. Đá thì cứng hơn đất
Câu 28. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A. Những chiếc lá lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
B . Một làn gió rì rào chạy qua.
C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sồi.
D. Miệng em bé rất xinh.
Câu 29. Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?
A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.
B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.
C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.
D. Đôi mắt bé to tròn, long lanh./Quả na chín đã mở mắt.
Câu 30. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là:
A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
B. Trong veo, trong vắt, trong xanh
C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
D. Ca hát, dân ca, ca sĩ, ca dao.
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”? (0,5 đ )
A. Trạng thái bình thản.
B. Trạng thái không có chiến tranh.
C. Trạng thái hiền hoà.
D. Trạng thái thanh thản.
Câu 8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”? (1 đ )
A. Lặng yên.
B. Thái bình.
C. Yên tĩnh.
D. Chiến tranh
Câu 9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: (1đ )
Cánh đồng – tượng đồng
Cánh đồng: …………………………………………………………………………
Tượng đồng: …………………………………………………………………..
Câu 10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm “đậu”? ( 1đ )
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ tuyệt vời?
A. tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt vời.
B. tuyệt mĩ, tuyệt diệu, diệu kì.
C. tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác.
D. tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ.
Phiếu tiếng Việt
Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “chính trực”?
A.Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
B.Có tính thật thà, không gian dối.
C.Ăn ở nhân hậu, trước sau như một.
Câu 2. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ “công dân”
A.dân chúng B.dân C. đồng bào D. nhân dân
Câu 3. Với 5 tiếng cho sẵn: kính, yêu, thương, mến, quý, em có thể ghép được bao nhiêu từ ghép có hai tiếng?
7 từ B. 8 từ C. 10 từ
Câu 3. Với 5 tiếng cho sẵn: kính, yêu, thương, mến, quý, em có thể ghép được bao nhiêu từ ghép có hai tiếng?
7 từ B. 8 từ C. 10 từ
Câu 5. Hai câu: “ Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” được liên kết nhau bằng cách nào?
A. Dùng từ nối.
B. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối.
C. Dùng từ ngữ thay thế.
Câu 6. Xét các câu sau:
a.Biển luôn thay đổi tùy theo sắc mây trời.
b. Con dao này rất sắc.
c. Mẹ em sắc thuốc cho bà.
d. Trong vườn nhà em muôn hoa đua sắc.
A. “ sắc” trong câu a và câu b là các từ nhiều nghĩa.
B. “sắc” trong câu a và câu d là các từ đồng âm.
C. “sắc” trong câu a và câu d là các từ nhiều nghĩa
Câu 7. Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu “ Những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung đã nảy ra từ nách lá rồi dần dần kết quả.”?
A.Những chùm hoa.
B.Những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng
C.Những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung
Câu 8. Hai câu thơ sau trong bài “ Tiếng vọng” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sử dụng biện pháp tu từ nào?
“ Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn”
A. Điệp từ - so sánh
B. Ẩn dụ - so sánh
C. Nhân hóa- so sánh
Câu 9. Dòng nào nêu đúng nhất về dấu hai chấm (:)
A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói trược tiếp của nhân vật.
C. Cả hai ý trên.
Câu 10. Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích?
A. Vì danh dự của cả lớp, chúng em cố gắng học thật giỏi.
B. Vì bị cảm, Minh phải nghỉ học.
C. Vì rét, những cây hoa trong vườn sắt lại.
Câu 11. Câu “ Mọc giữa sân trường một cây xoài um tùm xanh biếc.” có cấu trúc như thế nào?
A. Vị ngữ - chủ ngữ B. Chủ ngữ - vị ngữ
C. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ D. Trạng ngữ, vị ngữ- chủ ngữ
Câu 12. Dấu hai chấm trong câu: “ Na tròn mắt kinh ngạc: không biết Lan học lúc nào mà đã viết được những dòng ngay hàng thẳng lối…” có tác dụng gì?
A. Dấu hai chấm để dẫn lời nói trực tiếp.
B. Dấu hai chấm báo hiệu những từ ngữ đứng sau là lời giải thích cho từ ngữ đứng trước.
C. Dấu hai chấm báo hiệu những từ ngữ sau đó liệt kê sự vật, sự việc,…
Câu 13. “Anh hùng dân tộc” Là người như thế nào?
A. Là người rất dũng cảm.
B. Là người có công lớn với dân với nước.
C. Là người có công lớn với dân với nước, làm nên những việc phi thường.
Câu 14. Trong những câu sau câu nào là câu ghép?
A. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
B. Mặt hồ xanh thẳm, thấp thoáng ngoài xa mấy cánh buồm trắng.
C. Đứng trên đó, Bé trông thấy co đò, xóm chợ, rặng tram bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.
Câu 15. Dòng nào nêu đúng vị ngữ của câu: “ Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân.”?
A. đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân.
B. nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân.
C. hớn hở đón chào mùa xuân.
Câu 16. Trong các câu sau, câu nào sử dụng cặp từ hô ứng.
A. Mưa xối nước được một lúc thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm.
B. Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất.
C. Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu.
Câu 17. Bộ phận in đậm trong câu “Phần thưởng là một cái cặp tóc có khắc tên người dự thưởng bằng vàng” trả lời cho câu hỏi nào sau đây?
A. Khi nào?
B. Làm gì?
C. Như thế nào?
Câu 18. Tiếng “an” có những bộ phận nào?
A. Âm đầu “a”, phụ ân “n”, thanh ngang.
B. Không có ân đầu, chỉ có vần “an”, không có thanh.
C. Không có ân đầu, chỉ có vần “an”, thanh ngang
Câu 19. Đoạn văn sau đây đã được sử dụng mấy trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức
Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo thường ra nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng sưởi nắng. Bằng hai chân trước, mèo ta đưa lên miệng liếm liếm, rồi ngồi xổm dậy quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa. Như hai người bạn thân quen, mèo với cún con thường xuyên đùa giỡn với nhau…
A. Một trạng ngữ.
B. Hai trạng ngữ.
C. Ba trạng ngữ.
Câu 20. Nội dung chính phần thân bài văn tả người là gì?
A. Tả ngoại hình của người ấy.
B. Nêu đặc điểm ( hình dáng, tính tình, hoạt động) của người ấy.
C. Nêu cảm nghĩ của mình về người ấy.
Câu 21. Cho biết dấu gạch ngang trong câu dưới đây có tác dụng gì? “ Ôi! Đất nước của mình – đất nước của những dòng sông không bao giờ ngủ.”
A. Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
C. Để đánh dấu sự liệt kê.
Câu 22. Có bao nhiêu từ láy là tính từ trong các từ sau: leo trèo, ngọ nguậy, rung rinh, vui vẻ, run rẩy, đi đứng, rào rào, xinh xinh.
A. 2 từ B. 3 từ C. 4 từ
Câu 23. Trong câu: “ Ngươi hãy đến sông Pac-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.” Có mấy động từ
A.3 động từ B. 4 động từ C. 5 động từ
Câu 24. Tác giả sử dụng những giác quan nào để cảm nhận buổi sáng trên cánh đồng: “ Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh…”
A.Thị giác và xúc giác.
B.Thính giác và khứu giác.
C.Thính giác và thị giác.
Câu 25. Các vế trong câu ghép "Mùa xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần." được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nổi trực tiếp bằng dấu câu.
B. Nối bằng cặp quan hệ từ biểu thị sự tăng tiến.
C. Nối bằng dấu câu và căp từ hô ứng.
D. Nối bằng quan hệ từ.
Câu 26. Xác định chủ ngữ của câu văn số (8): "Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ."
A. "thành phố"
B. "khắp thành phố
C. "khắp thành phố bỗng"
D. "khắp thành phố" và "nhà nhà"
Câu 27. Câu văn số (7) sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? "Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi!"
A. So sánh và nhân hóa.
B. So sánh.
C. Nhân hoá.
D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Câu 28. Ý nào dưới đây không phải là tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu văn số (8)? "Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ."
A. Làm cho câu văn thêm hay, sinh động và giàu hình ảnh hơn.
B. Gợi tả niềm vui của cả thành phố khi Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
C. Gợi tả hoa phương nở rất nhiều, đồng loat, màu đỏ tràn ngập không gian.
D. Gợi tả vẻ đẹp rực rỡ, thắm tươi của hoa phượng mang theo cả niềm vui, hạnh phúc, ước mơ ... và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho loài hoa nà
Câu 29. Từ nào sau đây không phải từ phép tổng hợp?
A. Ngọt lựng.
B. Thôn xóm.
C. Cây cỏ.
D. Đất trời.
Câu 30. Từ nào sau đây là từ láy?
A. Ủ ấp.
B. Lướt thướt.
C. Cây cỏ
Nên hiểu như thế nào về ý nghĩa câu thơ “Ta là nụ, là hoa của đất”? A. Ngợi ca trẻ em đẹp như những nụ, những hoa của trái đất. B. Ngợi ca con người đẹp như những nụ, những hoa của trái đất. C. Ngợi ca con người là tinh túy nhất của trái đất. D. Khẳng định vạn vật đều yêu quý con người.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "An ninh":
A. Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
B. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. C. Không có chiến tranh và thiên tai.
Câu 2. Em hãy cho biết, câu nào dưới đây dùng từ cánh với nghĩa gốc, câu nào dùng từ cánh với nghĩa chuyển ?
a) Lạ không, rõ ràng hai đô vật vừa vào sới, vươn cái lưng to bè như cánh phản, đương vờn lượn mình, cùng móc tay rồi múa lên đỉnh.