Các vật A, B đều nhiễm điện. Đưa vật A nhiễm điện dương gần vật B thì thấy hút nhau, đưa vật B gần vật C thì thấy hiện tượng đẩy nhau. Vậy vật C sẽ:
A. Không nhiễm điện
B. Nhiễm điện dương
C. Nhiễm điện âm
D. Vừa nhiễm dương ,vừa nhiễm điện âm
Câu 1. Vật A nhiễm điện tích dương đưa lại gần vật B thì thấy hai vật đẩy nhau. Khi đó vật B
A. nhiễm điện tích dương.
B. nhiễm điện tích âm.
C. lúc đầu nhiễm điện tích âm sau đó nhiễm điện tích dương.
D. lúc đầu nhiễm điện tích dương sau đó nhiễm điện tích âm
Lấy một thanh thủy tinh cọ xát vào lụa. Đưa thanh thủy tinh lần lượt lại gần vật B thì thấy thanh thủy tinh hút vật B, đưa vật B lại gần C thấy đẩy vật C (với vật B, C đều nhiễm điện)
a. Thanh thủy tinh nhiễm điện gì?
b. Các vật B, C nhiễm điện gì? Vì sao?
Chọn phương án sai : A. Có 2 loại điện tích: điện tích âm, điện tích dương. B. Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. C. Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. D. Một vật nhiễm điện âm nếu mất bớt electron, nhiễm điện dương nếu nhận thêm Electron.
d) Khi đưa 2 vật nhiễm điện lại gần nhau: nhiễm điện ..................... Thì hút nhau, nhiễm điện …………… thì đẩy nhau
Câu 1:
a. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào? Các vật nhiễm điện có khả năng gì?
b. Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích.
c. A, B, C là các vật tích điện, khi lần lượt đưa chúng lại gần nhau thì thấy A hút B, B đẩy C. Biết A tích điện âm, hỏi B, C tích điện loại gì?
Câu 2:
Dòng điện là? Nguồn điện có cấu tạo như thế nào? Kể tên các nguồn điện mà em biết.
Câu 3:
a. Thế nào là chất dẫn điện và chất cách điện? Lấy ví dụ minh họa.
b. Kể tên các tác dụng của dòng điện mà em đã học.
Câu 4:
a. Giải thích tại sao ở các xe chở xăng, dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường ?
b. Trong các phân xưởng dệt vải, người ta thường treo những tấm kim loại đã bị nhiễm điện ở trên cao. Việc làm đó có tác dụng gì?
Câu 5: Xét mạch điện kín với các dây dẫn bằng nhôm. Hãy cho biết
a. Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này thì các elêctrôn tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện?
b. Chiều dịch chuyển có hướng của các elêctrôn trong ý a là cùng chiều hay ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện?
Câu 6:
Hãy vẽ sơ đồ mạch điện hình 21. 1 và 21.2 và vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng.
1/Có ba vật A, B, C được nhiễm điện do cọ xát. A hút B; B đẩy C; C mang điện tích dương. Vậy A và B mang điện tích gì? vì sao?
2/Có 3 vật A; B; C đã được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A đẩy B; B hút C và C nhiễm điện âm. Vậy A, B nhiễm điện loại gì? vì sao?
3/Có 3 vật A; B; C đã được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A; B; C; D mang điện tích gì? vì sao?
Có bốn vật H, K, L, M đều bị nhiễm điện,khi đặt gần nhau từng đôi một thì thấy H hút K, K hút L, L đẩy M. Điều này chứng tỏ:
a. vật H và vật Lnhiễm điện tích trái dấu. b. vật K và vật M nhiễm điện tích cùng dấu.
c. vật H và vật L nhiễm điện tích cùng dấu. d. vật H và vật M nhiễm điện tích trái dấu.
Đưa 1 vật nhiễm điện tích dương lại gần ống nhôm nhẹ treo ở đầu sợi chỉ tơ, ống nhôm bị hút về phía vật nhiễm điện. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào nếu ta chạm vật nhiễm điện vào ống nhôm?