này các bạn ơi bài :
Mùa xuân đã tới.
Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống thuốc.
(Tô Hoài)
nội dung bài này là gì
Bốn anh tài
Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.
Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.
Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.
(còn nữa)
TRUYỆN CỔ DÂN TỘC TÀY
Chú thích:
- Cẩu Khây (tiếng Tày): chín chõ xôi.
- Tinh thông: hiểu biết thấu đáo, có khả năng vận dụng thành thạo.
- Yêu tinh: con vật tưởng tượng, có nhiều phép thuật và rất độc ác.
1. Cẩu Khây đã quyết định làm gì để cứu quê hương?
Cậu quyết gây dựng lại làng mạc quê hương.
Cậu quyết định lên đường diệt trừ yêu tinh.
Cậu quyết vận động dân làng sinh sống tại quê hương.
Cậu giúp đỡ người dân trồng trọ, xây cất nhà cửa.
2. Đến cánh đồng khô hạn, Cẩu Khây đã gặp ai?
Lấy Tai Tát Nước
Nắm Tay Đóng Cọc
Móng Tay Đục Máng
Đầu Cua Tai Nheo
3. Đến vùng nghe có tiếng tát nước ầm ầm, Cẩu Khây đã gặp ai?
Lấy Tai Tát Nước
Móng Tay Đục Máng
Nắm Tay Đóng Cọc
Đầu Cua Tai Nheo
4. Đến một vùng khác, Cẩu Khây đã gặp ai đang ngồi dưới gốc cây?
Nắm Tay Đóng Cọc
Lấy Tai Tát Nước
Móng Tay Đục Máng
Đầu Cua Tai Nheo
5. Cẩu Khây đã cùng những người bạn của mình đi đâu?
Cứu giúp người dân.
Diệt trừ yêu tinh.
Xây dựng làng mạc.
Đánh giặc cứu nước.
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Câu 3. Câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng là :
A. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
B. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
C. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
Câu 4. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào?
A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
C. Mỗi cuống hoa ra một trái.
D. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.
Câu 5. Nội dung bài văn trên nói lên điều gì?
A. Tả nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
B. Tả dáng cây sầu riêng.
C. Tả quả sầu riêng
D. Tả màu sắc của cây.
Câu nào dưới đây sử dụng sai quan hệ từ?
Mặt trời chưa xuất hiện nhưng đường phố đã nhộn nhịp.
Cây cối dần héo rũ vì trời quá nắng nóng.
Cánh đồng lúa chín nhưng một tấm thảm màu vàng khổng lồ.
Đám trẻ đang nô đùa thì trời bỗng đổ cơn mưa rào.
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Đề: em hãy viết câu văn nói về cảm nghĩ của em về cây sầu riêng
Qua bài đọc, tác giả muốn gửi gắm tình cảm gì của mình tới người đã làm nên chiếc diều?
Xác định kiểu câu và thành phần CN, VN các câu sau : Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể
Bài kiểm tra kì lạ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:
- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm số cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng được điểm 6 với các bài rất dễ. Các em được quyền lựa chọn một trong ba đề này.
Với chúng tôi, đề kiểm tra này rất lạ!
Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa số chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn đề số ba.
Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của dạng đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy:
- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?
Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mong ước mình được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó nên dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Câu 7: Tìm và viết lại một câu khiến có trong bài.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài dùng để làm gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Cho câu: Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học.
a, Câu trên thuộc kiểu câu kể nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trên.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 11: Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
a, Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b, Tìm và ghi lại những động từ và tính từ có trong câu trên.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………