Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt được gọi là
a. phòng thủ. b. chiến tranh nhân dân.
c. quốc phòng. d. tổng động viên.
Sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường được gọi là
a. tiềm lực chiến tranh. b. sức chiến đấu.
c. tiềm lực quốc phòng. d. khả năng tác chiến.
Trong cuộc tranh luận về hậu quả của chiến tranh có nhiều ý kiến khác nhau.
Bạn A: : Chiến tranh là thảm họa của toàn nhận loại.
Bạn B: Chiến tranh tạo cơ hội cho các nước phát triển.
Bạn C: Chiến tranh gây thiệt hại về vật chất.
Bạn D: Chiến tranh ảnh hưởng đến trẻ em.
Em thấy ý kiến của bạn nào đúng?
A. C đúng B. D đúng.
C. A đúng. D. B đúng.
Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình ;
b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh ;
c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.
Trong cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam (1858 – 1954), chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam (1954 – 1975), ai chính nghĩa, ai phi nghĩa? Em hãy giải thích.
a. Vì sao chúng ta phải bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh?
b. Để thể hiện lòng yêu hòa bình, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì
Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hoà bình (ví dụ : biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế ; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế ; lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm của các em về chiến tranh và hoà bình, về một hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,..).
Bản thân em đã và sẽ làm gì để góp phần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc?
Bản thân em cần phải làm gì để góp phần để bảo vệ hòa bình chống chiến tranh?
Những hoạt động nhằm ngăn chặn, không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là hoạt động:
A. bảo vệ hòa bình.
B. giải quyết xung đột.
C. đàm phán hòa bình.
D. bảo vệ nhân dân.