“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.
1. Xét về nguồn gốc từ: xâm phạm, bờ cõi trong câu văn "Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta" thuộc loại từ nào? Giải nghĩa các từ trên
2. Tìm trong đoạn văn trên các từ cũng có nguồn gốc giống từ xâm phạm, bờ cõi. Giải nghĩa các từ trên.?
3. Người ta thường giải thích nghĩa của từ theo những cách nào. Các từ trên được giải nghĩa theo các nào.
4. Việc sử dụng các từ trên đã tạo được sắc thái gì cho đoạn văn ?