Bạn Giang đã vẽ một đa giác ABCDEFGHI như ở hình bs. 26.
Tính diện tích của đa giác đó, biết rằng : KH song song với BC (K thuộc EF); BC song song với GF; CF song song với BG; BG vuông góc với GF; CK song song với DE; CD song song với FE; KE = DE và KE vuông góc với DE; I là trung điểm của BH, AI = IH và AI vuông góc với IH; HK = 11cm, CF = 6cm. HK cắt CF tại J và JK = 3 (cm), JF = 2cm. BG cắt HK tại M và HM = 2cm.
Chia đa giác đó thành hình vuông CDEK, hình thang KFGH, hình thang BCKH và tam giác vuông AIB
Ta có: MJ = KH – KJ – MH = 11 – 2 – 3 = 6(cm)
⇒ BC = GF = MJ = 6 (cm)
CJ = CF – FG = 6 – 2 = 4 (cm)
S K F G H = (HK + GF)/2. FJ = (11 + 6)/2.2 = 17 ( c m 2 )
S B C K H = (BC + KH)/2. FJ = (11 + 6)/2.4 = 34 ( c m 2 )
Trong tam giác vuông BMH có ∠ J = 90 0 .Theo định lý Pi-ta-go ta có:
C K 2 = C J 2 + J K 2 = 16 + 9 = 25 ⇒ CK = 5 (cm)
S C D E K = C K 2 = 5 2 = 25 ( c m 2 )
Trong tam giác vuông BMH có ∠ M = 90 0 .Theo định lý Pi-ta-go ta có:
B H 2 = B M 2 + H M 2
mà BM = CJ = 4(cm) (đường cao hình thang BCKH)
⇒ B H 2 = 4 2 + 2 2 = 20
IB = BH/2 ⇒ I B 2 = B H 2 / 2 = 20/4 = 5
IB = 5 (cm)
∆ AIB vuông cân tại I (vì AI = IH = IB)
S A I B = 1/2 AI. IB = 1/2 I B 2 = 5/2 ( c m 2 )
S = S C D E K + S K F G H + S B C K H + S A I B = 25 + 17 + 34 + 5/2 = 157/2 ( c m 2 )